Hơn 28.000 tỷ đồng đã được giải ngân cho dự án giao thông nào?
Cụ thể, nhóm dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 đã giải ngân hơn 4.882/hơn 17.157 tỷ đồng (đạt 28,5%).
Nhóm dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 giải ngân đạt hơn 14.330/gần 45.500 tỷ đồng (đạt 31,5%); nhóm các dự án trọng điểm, cấp bách đạt gần 230/hơn 18.855 tỷ đồng (đạt 12,4%)
Nhóm các dự án ODA đạt gần 3.800/gần 7.800 tỷ đồng (đạt 48,3%); nhóm các dự án trong nước khác giải ngân hơn 4.800/gần 23.000 tỷ đồng (đạt 21%).
Đại diện Vụ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, một số Ban QLDA có tỷ lệ giải ngân tương đối tốt gồm: Ban QLDA Thăng Long (đạt gần 36% kế hoạch năm), Ban QLDA Mỹ Thuận (đạt gần 40%), Ban QLDA 7 (đạt hơn 31%), Ban QLDA đường Hồ Chí Minh (đạt hơn 28%).
Thông tin về kế hoạch giải ngân các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2, Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) cho hay, tính đến hết tháng 4/2023, trong 12 dự án giải ngân chưa đáp ứng yêu cầu, nhóm các dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 có 5 dự án chủ yếu do công tác GPMB chậm.
Điển hình là các dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh (Ban QLDA 6); Vân Phong - Nha Trang (Ban QLDA 7); Hoài Nhơn - Quy Nhơn (Ban QLDA 85); Hàm Nghi - Vũng Áng (Ban QLDA 85) và Vạn Ninh - Cam Lộ (Ban QLDA đường Hồ Chí Minh).
Trong lúc điều kiện mặt bằng thi công chưa đạt 100%, Cục Quản lý đầu tư xây dựng đang tiếp tục yêu cầu các chủ đầu tư/Ban QLDA đôn đốc nhà thầu tập trung vào các hạng mục công trình không bị ảnh hưởng bởi điều kiện mặt bằng, vật liệu.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, cùng với sự rốt ráo của lãnh đạo Bộ GTVT, các chủ đầu tư/Ban QLDA cũng cần khẩn khương phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc liên quan đến GPMB.
Đồng thời, đề nghị các địa phương ưu tiên GPMB trước những vị trí thi công các công trình có giá trị lớn như: Cầu, hầm, đoạn tuyến có khối lượng đào đắp lớn để nhà thầu dồn lực triển khai, lũy tiến sản lượng giải ngân.