Chủ nhật, 02/06/2024

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

28/03/2024 4:39 PM (GMT+7)

Chính sách chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Techcombank trình cổ đông là một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng- Ảnh 1.

Kết thúc phiên giao dịch 28/3, VN-Index lấy lại đà tăng, có thêm 7,09 điểm (tương ứng mức tăng 0,07%) lên 1.283,09 điểm

Tâm điểm của phiên giao dịch hôm nay (28/3) là mã cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank; HoSE: TCB). Theo đó, TCB tăng mạnh trong vùng 48.000 đồng/CP, khối lượng giao dịch đạt hơn 30 triệu cổ phiếu, với giá trị đạt 1.455,08 tỷ đồng.

Trong phiên giao dịch, sự chênh lệch khoảng cách giữa 2 cực mua và bán nghiêng hẳn về thế mua với 13 triệu đơn vị khớp lệnh. Trung bình mỗi lệnh giao dịch ở TCB giao động trong khoảng 10.000 - 35.000 đơn vị.

Đáng chú ý, vào thời điểm cuối phiên, 2 phe mua và bán giằng co mãnh liệt, thanh khoản trên mỗi lệnh đạt trên 15.000 đơn vị.

Dòng tiền "chảy" mạnh vào TCB phiên hôm nay đến từ việc nhà băng này vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2024, dự kiến tổ chức vào ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội. Theo đó, năm nay, nhà băng này lên kế hoạch tăng trưởng tín dụng 16,2% (trong hạn mức được Ngân hàng Nhà nước cấp phép); tăng trưởng huy động vốn phù hợp với tốc độ tăng trưởng tín dụng thực tế; Lợi nhuận năm 2024 dự kiến tăng trưởng 18,4% lên 27.100 tỷ đồng.

Đặc biệt, tài liệu ĐHCĐ lần này của Techcombank có đề cập đến phương án trả cổ tức. Cụ thể, với lợi nhuận để lại của năm 2023, sau trích lập các quỹ, TCB vẫn còn nguồn tiền lớn để có thể chia cổ tức cho cổ đông.

Vì vậy, Hội đồng quản trị (HĐQT) trình cổ đông phương án chia cổ tức tiền mặt năm 2023 là 15%/cổ phiếu, tương đương 1 cổ phiếu nhận 1.500 đồng.

Với tỷ lệ cổ tức 15%, dự tính Techcombank sẽ chi khoảng gần 5.284 tỷ đồng. Nguồn để chia là lợi nhuận chưa phân phối của Ngân hàng sau khi trích lập các quỹ tính đến thời điểm ngày 31/12/2023 theo Báo cáo tài chính kiểm toán riêng và hợp nhất năm 2023 đã được kiểm toán của Techcombank.

Song song đó, HĐQT Techcombank cũng trình phương án tăng vốn điều lệ từ hơn 35.225 tỷ đồng lên trên 70.450 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Nguồn vốn chủ sở hữu dự kiến được sử dụng để tăng vốn điều lệ bao gồm: lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần căn cứ trên Báo cáo tài chính kiểm toán riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã được kiểm toán của Techcombank.

Tỷ lệ phát hành dự kiến là 100 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được hưởng quyền sẽ được nhận thêm 100 cổ phiếu mới).

Phương án phát hành dự kiến theo phương thức thực hiện quyền. Đối tượng phát hành là tất cả cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách tại ngày chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ phiếu từ việc tăng vốn điều lệ từ phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Thời gian dự kiến hoàn thành tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu là trong năm 2024 hoặc cho đến khi Techcombank hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật.

Trở lại phiên giao dịch hôm nay, thêm 3 mã cổ phiếu hút dòng tiền "cá mập" hơn 1.000 tỷ đồng là SSI, VND và STB.

Cụ thể, với SSI, tổng giá trị giao dịch của mã cổ phiếu này trong phiên hôm nay đạt 1.029,89 tỷ đồng với thanh khoản giao dịch đạt hơn 26 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch hôm nay, SSI xuất hiện nhiều lệnh mua và bán với số lượng lớn, giao động từ 25.000 - 50.000 cổ phiếu.

Trong khi đó, với VND, phiên hôm nay có gần 44 triệu đơn vị được giao dịch. Kết phiên giao dịch, VND điều chỉnh nhẹ ở vùng 23.200 đồng/CP, với tổng giá trị giao dịch đạt 1.018,68 tỷ đồng. Đặc biệt, ghi nhận cuối phiên, đà mua liên tục đổ dồn vào VND với thanh khoản lớn, với nhiều lệnh đạt 70.000 đơn vị.

Còn tại STB, phiên hôm nay tổng giá trị giao dịch đạt 1.003,27 tỷ đồng. Kết phiên giao dịch, STB đón nhịp tăng trong vùng giá 32.000 đồng, khối lượng giao dịch đạt gần 32 triệu cổ phiếu. Trong phiên giao dịch, STB xuất hiện nhiều lệnh mua/ bán với số lượng lớn giao động quanh 20.000 - 40.000 đơn vị.

Kết thúc phiên giao dịch 28/3, VN-Index lấy lại đà tăng, có thêm 7,09 điểm (tương ứng mức tăng 0,07%) lên 1.283,09 điểm với 254 mã tăng, 209 mã giảm và 8 mã tham chiếu. Diễn biến cùng chiều, chỉ số VN30 ghi nhận tăng 14,43 điểm, tương ứng tăng 1,12% với 18 mã tăng cùng 7 mã giảm và 5 mã tham chiếu.

Tổng khối lượng giao dịch trên toàn thị trường đạt 28,31 nghìn tỷ đồng.

Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 13 liên tiếp, số tiền 1 nghìn tỷ đồng với riêng VHM bị bán lên tới 313 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại thì nhóm này mua ròng STB với 195 tỷ đồng, theo sau là SSI với 36 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng sẽ bán vàng như thế nào?

Ngân hàng sẽ bán vàng như thế nào?

Các ngân hàng cho biết đã sẵn sàng tham gia bán vàng từ ngày 3/6. Dù các ngân hàng chưa chính thức vào cuộc, giá vàng đã ngay lập tức rơi thẳng đứng kể từ khi NHNN công bố thông tin 4 ngân hàng quốc doanh bán vàng.

Chuyển nhượng công ty con ở Đức, Masan lời ngay 40 triệu USD, tiền sẽ tiếp tục chảy vô túi

Chuyển nhượng công ty con ở Đức, Masan lời ngay 40 triệu USD, tiền sẽ tiếp tục chảy vô túi

Tập đoàn kinh tế đa ngành tư nhân Masan dự kiến sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD từ việc bán công ty H.C. Starck tại Đức; và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20-30 triệu USD trong dài hạn.

NSH Petro: Thao túng cổ phiếu, con của chủ tịch bị phạt tiền tỷ

NSH Petro: Thao túng cổ phiếu, con của chủ tịch bị phạt tiền tỷ

Trong khoảng thời gian bị thao túng giá, cổ phiếu PSH của công ty kinh doanh xăng dầu NSH Petro đã có 2 lần tăng sốc, giảm sâu và tạo đỉnh. Các cá nhân thao túng giá PSH bị phạt tổng cộng 6 tỷ đồng và bị áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm.

Thanh tra 4 "ông lớn" kinh doanh vàng: Chênh lệch đáng sợ giữa lợi nhuận và doanh thu

Thanh tra 4 "ông lớn" kinh doanh vàng: Chênh lệch đáng sợ giữa lợi nhuận và doanh thu

4 "ông lớn" vàng là SJC, Doji, PNJ và Bảo Tín Minh Châu nằm trong danh sách bị thanh tra hoạt động kinh doanh vàng của liên bộ. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên vì sự chênh lệch đáng sợ giữa doanh thu và lợi nhuận của 4 “ông lớn” vàng này.

Nợ hơn tỷ đô, "trùm" hạ tầng vẫn phát hành trái phiếu khủng

Nợ hơn tỷ đô, "trùm" hạ tầng vẫn phát hành trái phiếu khủng

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã HoSE: CII) sắp phát hành và chào bán trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị phát hành gần 1.900 tỷ đồng. CII tiếp tục sử dụng "đòn bẩy tài chính" dù tổng nợ phải trả tương đương hơn 1 tỷ USD.

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng, phương án bình ổn thay thế từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng, phương án bình ổn thay thế từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 03/6/2024.