Mỹ ký thỏa thuận bảo mật 5G với Ba Lan, nỗ lực ngăn chặn Huawei thâm nhập hệ lưới mạng Châu Âu

03/09/2019 17:35 GMT+7
Phó tổng thống Hoa Kì Mike Pence và thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã kế kết thỏa thuận này vào hôm thứ hai với mong muốn ngăn chặn sự thâm nhập vào châu Âu của Trung Quốc

Phó tổng thống Hoa Kì Mike Pence và thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã kế kết thỏa thuận này vào hôm thứ hai.

Vào hôm thứ hai, Mỹ và Ba Lan đã đi đến thỏa thuận bảo mật mạng không dây 5G tại các quốc gia châu Âu, một động thái được xem như ngăn chặn Huawei và các tập đoàn viễn thông khác của Trung Quốc thâm nhập lưới mạng châu Âu.

Thỏa thuận này xảy ra trong bối cảnh Mỹ đang buộc các công ty phải loại bỏ công nghệ của Trung Quốc trong các thế hệ mạng không dây tiếp theo, đồng thời thông báo với các đồng minh rằng hành động này có thể khiến dữ liệu của công dân nước này có nguy cơ bị gián điệp theo dõi với mục đích xấu.

Thỏa thuận này được ký kết bởi thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki và phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong chuyến viếng thăm thủ đô Warsaw vào Lễ kỷ niệm 80 năm sau khi cuộc chiến tranh thứ thế giới thứ hai diễn ra.

“Chúng tôi cho rằng tất cả các quốc gia phải bảo đảm chỉ cho phép những nhà cung cấp uy tín và đáng tin cậy thâm nhập vào hệ thống lưới mạng để ngăn chặn tối đa những lượt truy cập trái phép và gây rối.”, trích từ  một tuyên bố giữa hai nước và không có ám chỉ đến riêng Trung Quốc hay bất cứ một cá nhân công ty nào.

Thỏa thuận quy định phía Hoa kỳ nên đưa ra một đánh giá chính xác nhất, bao gồm cả vấn đề nhà cung cấp có phải chịu sự kiểm soát của chính phủ nước ngoài hay không và có cần chấp hành theo tư pháp độc lập hay không.

Các nhà cung cấp về phía Ba Lan bên cạnh đó cũng phải chứng minh được cấu trúc quyền sở hữu minh bạch của mình, ví dụ như tài liệu cho thấy “hành vi đạo đức của tập đoàn” và liệu họ có thể tuân theo chế độ pháp lý thực thi các hoạt động minh bạch của công ty.

Về phía Huawei đã lên tiếng phủ nhận các cáo buộc cho rằng sản phẩm của hãng này được gài vào sử dụng với mục đích phục vụ cho các hoạt động gián điệp và tiếp thị một cách dữ dội cho thiết bị của mình. Các nhà mạng không dây trên toàn cầu được mong đợi là sẽ mạnh tay đầu tư hàng tỷ đô la vào những năm tới để nâng cấp những tiêu chuẩn cũ.

Marc Short, tham mưu trưởng của phó Tổng thống cho biết: “Chúng ta phải sát cánh cùng nhau ngăn chặn Đảng cộng sản Mỹ lợi dụng các công ty con như Huawei để thu thập thông tin tình báo, đồng thời cần hỗ trợ an ninh nhà nước và quân sự của Trung Quốc với công nghệ chúng ta đang có.”

Ông cũng cho biết thêm: “Thỏa thuận này cũng khuyến khích các quốc gia khác trên thế giới cảnh giác và nhận thức được tầm quan trọng của việc chỉ cho phép những nhà cung cấp uy tín và đáng tin cậy thâm nhập vào hệ thống lưới mạng đang phát triển.”

Chính quyền ông Trump đã cảnh báo với các công ty rằng việc họ còn tiếp tục sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc sẽ làm tăng mối nguy hại cho việc chia sẻ thông tin tình báo, cho đến nay Hoa Kì vẫn tiếp tục phải vật lộn để thuyết phục các quốc gia châu Âu cùng tham gia lệnh cấm với Huawei, mặc dù từ trước đến nay khu vực này đã cấm các công ty bán thiết bị của mình cho các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động của Mỹ.\

Ông Pence cho biết thỏa thuận với Ba La lần này sẽ là một tâm gương quan trọng cho các nước còn lại của Châu Âu hành động theo.

Đầu năm nay, Huawei đã sa thải Wang Weijing, một nhân viên bị bắt ở Ba Lan vì nghi ngờ là gián điệp của chính phủ Trung Quốc. Công ty này sau đó lên tiếng phủ nhận rằng các hành động bị cáo buộc của nhân viên này hoàn toàn không liên quan đến nhiệm vụ của người này tại Huawei.

 

 

Bloomberg
Tags:
Cùng chuyên mục