Thứ bảy, 25/05/2024

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền

15/04/2024 1:41 PM (GMT+7)

Theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, tính đến hết tháng 3/2024, "ông lớn" Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) đã chậm thanh toán 10 tháng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động, với khoản nợ hơn 38 tỷ đồng.

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền- Ảnh 1.

Cụ thể, theo dữ liệu của Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, tính đến hết tháng 3/2024, trên địa bàn thành phố có tổng cộng 20.039 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên.

Trong danh sách này, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) tiếp tục nằm trong số các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, với việc chậm đóng trong 10 tháng, với số tiền hơn 38,4 tỷ đồng.

Trước đó, theo danh sách các đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên (số liệu tính đến hết ngày 31/12/2023), "ông lớn" Hòa Bình cũng dẫn đầu trong tổng số 15.289 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm trên địa bàn TP.HCM với 9 tháng nợ bảo hiểm, tương ứng số tiền nợ là 39,34 tỷ đồng.

Có thể thấy, thời gian gần đây khó khăn với "ông lớn" Xây dựng Hòa Bình là không nhỏ khi DN này không chỉ liên tiếp nợ tiền bảo hiểm của người lao động mà còn liên tiếp thua lỗ.

Cụ thể, trong báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận lỗ ròng 1.111 tỷ đồng, tăng thêm 333 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.

Nguyên nhân chính là doanh thu thuần và giá vốn có sự điều chỉnh ngược chiều, dẫn đến lãi gộp giảm 13% so với báo cáo tự lập. Chi phí quản lý cũng tăng mạnh lên 57%, đạt 758 tỷ đồng, trong đó phần lớn là chi phí dự phòng.

Lũy kế đến cuối năm 2023, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận khoản lỗ lên đến 3.240 tỷ đồng. Điều này làm vốn chủ sở hữu tính đến cuối năm 2023 giảm xuống còn 93,4 tỷ đồng, giảm đến 92% so với năm 2022.

Đơn vị kiểm toán cũng đã đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2023 của Xây dựng Hòa Bình liên quan đến việc thu hồi tạm ứng, thu hồi nợ; đồng thời nhấn mạnh về khoản lỗ lũy kế hơn 3.240 tỷ đồng và một số khoản nợ quá hạn thanh toán, dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Mới đây, Xây dựng Hòa Bình đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều điểm nổi bật.

Cụ thể, HBC đã đề ra kế hoạch kinh doanh cho năm 2024 với tổng doanh thu dự kiến đạt 10.800 tỷ đồng, tăng 43% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 433 tỷ đồng, một tăng trưởng đáng kể so với khoản lỗ 1.115 tỷ đồng năm 2023.

Về phân phối lợi nhuận, Xây dựng Hòa Bình đề xuất không chi trả cổ tức cho cổ đông năm 2023.

Đáng chú ý, HBC dự kiến trình cổ đông phương án dừng việc tăng vốn đã thông qua ngày 18/10/2023 và đồng thời đề xuất phương án tăng vốn mới. Cụ thể, doanh nghiệp dự kiến phát hành tối đa 274 triệu cổ phiếu (bao gồm 74 triệu cổ phiếu hoán đổi nợ và 200 triệu cổ phiếu riêng lẻ), dự kiến triển khai từ năm 2024 đến năm 2025.

Với phương án hoán đổi nợ, công ty sẽ phát hành tối đa 74 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị hoán đổi là 740 tỷ đồng để hoán đổi nợ với các chủ nợ như nhà cung cấp, nhà thầu phụ và nhà sản xuất.

Cổ phiếu được phát hành sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HBC đang giảm liên tục những phiên giao dịch gần đây. Hiện, cổ phiếu HBC đang ở mức giá 7.820 đồng/CP.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Công ty ván gỗ công nghiệp lớn nhất Việt Nam làm gì với khoản đầu tư ngoại mới?

Công ty ván gỗ công nghiệp lớn nhất Việt Nam làm gì với khoản đầu tư ngoại mới?

Khoản đầu tư 60 triệu USD mới nhận từ Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ giúp KES Group mở rộng sản xuất để hướng tới hàng đầu Đông Nam Á. Bản thân KES phải góp vào 32 triệu USD cho dự án ván MDF quan trọng này.

Gói 120.000 tỷ đồng mới giải ngân được 0,5%, đâu là nguyên nhân?

Gói 120.000 tỷ đồng mới giải ngân được 0,5%, đâu là nguyên nhân?

Dù là gói tín dụng dành cho nhà ở xã hội, nhưng mức lãi vay lại ở mức cao, đây là một trong 3 nguyên nhân khiến gói 120.000 tỷ đồng có tiến độ giải ngân chậm.

IFC thoái hết vốn từ Ngân hàng An Bình

IFC thoái hết vốn từ Ngân hàng An Bình

Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới đã thoái toàn bộ vốn đầu tư của IFC tại Ngân hàng An Bình (ABBANK) theo lộ trình thoái vốn 2 bên đã chốt.

Lộc Trời trả nợ và xin lỗi nông dân trồng lúa

Lộc Trời trả nợ và xin lỗi nông dân trồng lúa

Tập đoàn Lộc Trời cho biết đã hoàn tất việc thanh toán tiền lúa cho nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sau sự cố dòng tiền. Chủ tịch tập đoàn Huỳnh Văn Thòn lên tiếng xin lỗi nông dân vì đã nợ tiền lúa.

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.