10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 1.

Ngày 22/12. tại Hà Nội, cuộc bình chọn 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 của Báo NTNN/Dân Việt đã được tiến hành với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế hàng đầu đất nước như: Trương Đình Tuyển, Nguyễn Mại, Lê Đăng Doanh, Lê Xuân Nghĩa, Trần Đình Thiên, Võ Trí Thành, Cấn Văn Lực, Vũ Đình Ánh...


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 2.

Các chuyên gia kinh tế hàng đầu tham gia tọa đàm kinh tế 2023 của báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt.

Dựa trên các ý kiến đóng góp của gần 20 chuyên gia kinh tế hàng đầu, Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt xin giới thiệu 10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022:


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 3.

Trong nửa đầu năm, tăng trưởng GDP Việt Nam được dự báo sẽ đạt khoảng 6,5%.Tuy nhiên, đến quý III/2022, nền kinh tế đã đạt được sự tăng trưởng ấn tượng ở mức 13%, đưa tăng trưởng GDP đến 30/9/2022 đạt 8,83%.

Mới nhất, số liệu được đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam diễn ra ngày 17/12 tại Hà Nội cho thấy, kinh tế Việt Nam có sự phục hồi mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và lấy lại đà tăng trưởng vốn có, dự kiến tăng trưởng GDP trên 8%.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 4.

Kinh tế Việt Nam có sự phục hồi mạnh mẽ

Tuy nhiên, phải làm rõ tăng trưởng GDP năm 2022 cao là do so sánh với tăng trưởng thấp của 2021 chỉ 2,6% và mức tăng trưởng này khó có thể đạt được trong năm 2023.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 5.

Trong bức tranh chung của tăng trưởng, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn năm qua có bước phát triển tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Hiện, đã có rất nhiều điển hình về kinh tế tuần hoàn. Chẳng hạn như tại Hải Phòng có 2 khu công nghiệp chuyển hẳn sang tuần hoàn, Nestlé Việt Nam chuyển hoàn toàn sang kinh tế tuần hoàn, góp phần vào cam kết với thế giới về phát thải bằng 0 vào 2050 của Việt Nam.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 6.

Năm 2022 lạm phát toàn cầu tăng mạnh, đặc biệt là nửa cuối năm, chỉ số  giá tiêu dung trung bình tăng 9%, mức cao nhất kể từ năm 1994. Những đứt gãy của chuỗi cung ứng do đại dịch Covid-19 và sau đó là những tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến giá năng lượng và lương thực tăng vọt trên toàn cầu. Bắt đầu từ các nền kinh tế phát triển, lạm phát trở thành câu chuyện chung của không ít quốc gia trên thế giới.

Trong khi thế giới vất vả chống chọi với lạm phát, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng khi lạm phát thấp hơn so với hầu hết các nước trong khu vực. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng năm 2022 tăng 3,02%, cả năm dự báo dưới 4%.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 7.

Nỗ lực chống lạm phát của Việt Nam được nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế đánh giá cao.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 8.

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trong năm đã tác động toàn diện đến nền kinh tế - xã hội.

Tháng 1/2022, Quốc hội họp phiên bất thường lần thứ nhất, thông qua Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, giai đoạn 2022-2023, quy mô 350.000 tỷ, nhằm đối phó với hoàn cảnh bất thường chưa từng có tiền lệ.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 9.

Toàn cảnh phiên họp Kỳ họp Bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV

Ngay sau đó, ngày 30/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình.

Khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15, cộng đồng doanh nghiệp cũng như toàn xã hội đặt rất nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, đến nay kết quả triển khai vẫn còn hạn chế.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 10.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu ngân sách nhà nước "về đích" sớm so với dự toán, ước 11 tháng năm 2022 đạt 1.638.900 tỷ đồng, bằng 116,1% dự toán, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2021. Chi ngân sách nhà nước ước đạt 1.359.000 tỷ đồng, bằng 76,2% dự toán năm và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, bội thu ngân sách 11 tháng trên 250.000 tỷ đồng, mức bội thu lớn kỷ lục từ trước đến nay.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 11.

Tuy nhiên, có một thực tế: Thu ngân sách tăng cao là do dự toán khiêm tốn, thu thực tế cao tăng lên. Bên cạnh đó, nguồn thu thiếu bền vững, chủ yếu vẫn đến từ dầu thô và bất động sản (thu từ dầu thô ước đạt 68,97 nghìn tỷ đồng, bằng 144,6% dự toán, tăng 77,6% so cùng kỳ năm 2021 do giá dầu thô những tháng đầu năm 2022 tăng cao; thu tiền sử dụng đất ước đạt 136,1% dự toán, bằng 134,8% so với cùng kỳ; thu tiền thuê đất ước đạt 35.382 tỷ đồng, bằng 143% so với cùng kỳ).


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 12.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 673,82 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước và vượt kết quả năm 2021 (668,5 tỷ USD).Dự kiến vào giữa tháng 12, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước cán mốc 700 tỷ USD.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 342,21 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD. Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có tới 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1%.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 13.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 14.

Năm 2022, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam.

Cụ thể, Nghị quyết số 18-NQ/TWvề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao; Nghị quyết số 19-NQ/TWvề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 20-NQ/TWvề tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mớitầm nhìn đến 2035 và 2040; Nghị quyết 06/NQQ-TW về xây dựng phát triển bền vững đô thị đến năm 2030, tầm nhìn 2045.


Bên cạnh những nghị quyết chung, Bộ Chính trị còn ban hành 6 nghị quyết vùngquan trọng gồm: Tây Nguyên, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng ĐBSCL, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Hồng. Những Nghị quyết nói trên là những tiền đề quan trọng, động lực để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững trong năm 2023 cũng như sắp tới. 


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 15.

Năm 2022, việc mở cửa thị trường xuất khẩu cho nhiều loại nông lâm thủy sản Việt Nam đạt bước tiến quan trọng. Cụ thể, Trung Quốc và Việt Nam đã ký nghị định thư xuất khẩu chanh leo, sầu riêng; sau đó là chuối, tổ yến, khoan lang… Thị trường Nhật Bản mử cửa cho sản phẩm nhãn, mắc ca; Mỹ chấp nhận cho trái bưởi da xanh được xuất khẩu chính ngạch; New Zealand đồng ý nhập khẩu chanh xanh Việt Nam…

Bên cạnh đó, nhiều hiệp định thương mại tự do FTA đã được doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt như Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)… đã giúp cho nông sản Việt Nam rộng đường tiến vào các thị trường khó tính.

Theo số liệu của của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 90,26 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu đạt 49,04 tỷ USD, tăng 11,8%; nhập khẩu đạt khoảng 41,22 tỷ USD, tăng 6,9%.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 16.

Với kim ngạch xuất khẩu đạt 49,04 tỷ USD, vượt qua con số 48,6 tỷ USD của cả năm 2021 và dự báo năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ đạt trên 53 tỷ USD. Đáng chú ý, sau 11 tháng năm 2022, toàn ngành xuất siêu 7,82 tỷ USD, tăng 47,8% so với cùng kỳ năm trước. Công cuộc tái cơ cấu nền nông nghiệp, thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp của bà con nông dân, những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền nông nghiệp… cũng diễn ra rất mạnh mẽ.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 16.

Theo số liệu thống kê của Hiệp Hội Bất động sản, tổng cung 9 tháng năm 2022 đạt 41.886 sản phẩm, tương đương 24% so với năm 2018. Tỷ lệ hấp thụ trong quý III/2022 chỉ đạt 33,5%, giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ hấp thụ trung bình chỉ đạt 43%. Riêng quý III/2022 giảm mạnh so với quý 1 và 2, chỉ đạt 33,5%; lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 18.

Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn.

Thanh khoản của thị trường rất thấp, trong khi vốn vay ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp đều bị siết, không ít doanh nghiệp đối diện với nguy cơ phá sản. Trong bối cảnh đó, tháng 11/2022, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập tổ công tác đặc biệt về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án BĐS trên toàn quốc. Nhiều chuyên gia cho rằng, chính giai đoạn khó khăn hiện nay sẽ là dịp để thị trường BĐS nhìn nhận, tái cơ cấu, sắp xếp lại theo hướng lành mạnh và minh bạch hơn trong thời gian tới.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 17.

Năm 2022 chứng khiến sự biến động mạnh trở lại của lãi suất ngân hàng kể từ năm 2012. Theo đó,biểu lãi suất huy động của nhiều ngân hàng phổ biến từ 9 – 10%/năm với kỳ hạn 12 tháng trở lên và lãi suất cho vay lên tới 16%/năm. Trước thực tế đó, tháng 12/2022, Ngân hàng Nhà nước buộc phải ra chỉ đạo các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp và đồng thuận đưa lãi suất huy động cao nhất về dưới 9,5%/năm.


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 18.

Thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong nhóm biến động mạnh nhất thế giới.

Thị trường chứng khoán nằm trong nhóm biến động mạnh nhất thế giới. Tại thời điểm ngày 16/11/2022, chỉ số VN-Index dừng ở mức 873,78, sụt giảm xấp xỉ 43% so với mức đỉnh 1.536,45 điểm (thiết lập ngày 10/1/2022).Nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán giảm sâu được cho là do một số sai phạm trên thị trường chứng khoán như thao túng cổ phiếu, hay tình trạng thiếu kiểm soát trong phát hành trái phiếu của nhiều doanh nghiệp, khiến lòng tin của nhà đầu tư bị sút giảm. Một trong những lý do khiến dòng tiền bị khan hiếm còn do đầu tư công và các gói hỗ trợ tài khóa giải ngân quá chậm. 


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 19.

Năm 2022 nhiều vụ án kinh tế lớn được phanh phui và đưa ra xét xử. Theo đó,  các sai phạm về công bố thông tin của cổ đông nội bộ, doanh nghiệp niêm yết và các công ty chứng khoán trong việc tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã bị xử lý hình sự như như bắt chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan...


10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2022 - Ảnh 20.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng bị bắt.

Về vụ Việt Á, đến nay cơ quan tố tụng đã khởi tố 102 bị can. Vụ án này hiện đang được mở rộng điều tra một cách triệt để, bao gồm việc củng cố chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của một số bị can từng giữ chức vụ cao như Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) và Chu Ngọc Anh (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội).

Về vụ Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), hiện cơ quan chức năng đang tích cực triển khai các biện pháp truy bắt đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn và nhóm bị can bỏ trốn. Có thể nói, niềm tin của người dân vào công cuộc phòng chống tham nhũng đang lên cao hơn bao giờ hết.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem