18 triệu lao động phi chính thức vấp phải quá nhiều rào cản

Nguyệt Tạ Thứ hai, ngày 25/03/2019 06:00 AM (GMT+7)
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ lao động làm việc ở khu vực phi chính thức đứng thứ 4 thế giới nhưng các chính sách hỗ trợ nhằm chính thức hóa việc làm cho nhóm này gặp nhiều khó khăn. Điều này đã và đang gây nhiều thách thức trong vấn đề đảm bảo an sinh cho lao động thuộc khu vực này.
Bình luận 0

Khoảng 18 triệu người là lao động phi chính thức

Mới đây, trong khuôn khổ của hội thảo quốc tế nhằm chia sẻ về lao động phi chính thức ở Việt Nam, nhiều tổ chức đã đóng góp ý kiến và tìm giải pháp để thúc đẩy việc làm bền vững cũng như vấn đề an sinh xã hội cho lao động ở khu vực phi chính thức.

img

Việt Nam có tới hơn 51% là lao động ở khu vực phi chính thức, không có hợp đồng lao động. Ảnh: N.T

"Khu vực lao động phi chính thức vẫn còn rộng lớn và có xu hướng gia tăng nhất là trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế và xu hướng cách mạng công nghệ 4.0”.

PGS-TS Nguyễn Thị Lan Hương - Chuyên gia lao động

Theo báo cáo của mạng lưới M.net (mạng lưới Hành động vì lao động di cư) hiện Việt Nam có khoảng 18 triệu lao động phi chính thức (chiếm 57,2% trong tổng số lao động). Đây là chưa kể lao động khu vực nông nghiệp, nếu tính cả số lao động này con số có thể lên tới 80%.

Theo bà Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng (LIGHT), với đặc thù kinh tế đi lên từ nền nông nghiệp lúa nước do vậy một bộ phận lớn lao động nông nghiệp ở nông thôn đã di cư ra thành phố tìm việc làm. Hầu hết trong số này đều gia nhập vào thị trường lao động và nằm ở khối kinh tế phi chính thức.

“Mặc dù số lao động phi chính thức rất cao, tạo ra phần lớn của cải cho xã hội nhưng những lao động làm việc ở khu vực này đang phải chịu nhiều áp lực. Họ phải làm những công việc nặng nhọc, vất vả, thu nhập bấp bênh, điều kiện làm việc thiếu an toàn, khó hoặc không được tiếp cận với các điều kiện an sinh xã hội”.

Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê vào năm 2016 cũng cho thấy thu nhập bình quân của lao động phi chính thức thấp hơn tới 30% so với lao động chính thức. Mức lương lao động phi chính thức là 4,4 triệu đồng người/tháng, trong khi đó lương cho lao động làm việc ở khu vực chính thức trung bình khoảng 6,7 triệu đồng/người. Đặc biệt, không chỉ nhận về mức lương thấp mà hầu hết họ đều bị (lọt lưới) an sinh vì có tới 97,9% lao động này không có BHXH.

Chính bởi công việc bấp bênh, thu nhập không ổn định, không được đảm bảo an toàn lao động, không có tổ chức bảo vệ nên họ rất dễ bị lợi dụng, lừa đảo, thậm chí là quấy rối tình dục khi đi làm việc…

Giải pháp bảo vệ lao động phi chính thức

Nhìn nhận về vấn đề quản lý lao động ở khu vực phi chính thức, PGS - TS Nguyễn Thị Lan Hương - chuyên gia lao động cho rằng, dù Việt Nam đã đưa ra một số văn bản pháp luật nhằm quản lý lao động này nhưng khó thực thi. Chính sách an sinh xã hội dành cho nhóm lao động ở khu vực này còn gặp nhiều rào cản về thủ tục hành chính, chính sách.

Theo bà Hương để thúc đẩy sự phát triển và bảo vệ lao động phi chính thức cần tiến hành cải cách thực hiện an sinh xã hội. Theo đó xây dựng chế độ đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, dựa trên việc đảm bảo công khai, minh bạch, có sự tham gia Nhà nước trong việc hỗ trợ lao động phi chính thức tham gia BHXH.

“Đặc biệt cần có chiến lược bao phủ nhanh hiệu quả với lao động ở khu vực phi chính thức vì hiện nay dù chúng ta đã có Luật và nghị định hướng dẫn nhằm chính thức hoá công việc cho lao động phi chính thức, nhưng tốc độ còn quá chậm. Thêm vào đó các chính sách này còn cơ học, chưa linh hoạt nên hầu hết lao động ở khu vực phi chính thức đều không tham gia được” - bà Hương nói.

Không chỉ Việt Nam, trên thế giới hiện cũng có tới 2 tỷ người (khoảng 61%) lao động làm việc trong khu vực phi chính thức, hầu hết trong số này đều phải đối mặt với những khó khăn về tiếp cận việc làm, đảm bảo chế độ an sinh thiết yếu. Theo ông Marty Chen - WIEGO Mạng lưới hành động - Nghiên cứu và vận động chính sách toàn cầu (Đại học Harvard), các quốc gia đang phát triển có tới 90% lao động làm việc trong nền kinh tế phi chính thức. Việt Nam là quốc gia thứ 4 có số lao động phi chính thức cao nhất trong tổng số lao động, chỉ xếp sau Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia.

Đề cập tới các giải pháp nhằm bảo vệ lao động phi chính thức, ông Marty Chen  cho rằng: “Các quốc gia không được phá bỏ nền kinh tế phi chính thức trong quá trình chính thức hóa việc làm. Các quốc gia nên có quy định để sử dụng không gian công cộng, đặc biệt là ở các đô thị.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem