300.000 nông gia Mỹ bị cuốn vào cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung

Chủ nhật, ngày 08/04/2018 07:31 AM (GMT+7)
Có nên làm tổn thương 300.000 nông gia trồng đậu nành để giúp đỡ cho 150.000 thợ thép?, là câu hỏi xung quanh cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung hiện nay.
Bình luận 0

Cuộc chiến tranh thương mại của Tổng thống Donald Trump với Bắc Kinh đã làm cho nông gia Mỹ – đặc biệt là những người trồng đậu nành vốn có thị trường xuất khẩu số 1 là Trung Quốc – lo lắng cho tương lai của họ.

Trung Quốc hăm dọa sẽ nhắm vào nông sản như là một phần của cuộc chiến chống lại các khoản thuế trị giá 60 tỷ USD đánh vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng trong khi người tiêu dùng hàng ngày không thấy được tác động tức thì, 300.000 nông gia trồng đậu nành có thể bị “nốc ao” khỏi thị trường, với các hậu  quả tiêu cực dài hạn đối với các cộng đồng của họ.

img

Khi 300.000 nông dân khốn đốn trong cuộc chiến tranh thương mại, nhiều cộng đồng khác trong nền kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ bị tác động theo hiệu ứng số nhân. Ảnh: TL

“Khi ba tôi dạy tôi và ba anh ta dạy anh ta làm nông, họ không phải lo lắng về Trung Quốc”, nbcnews.com dẫn lời Rob Shaffer, một nông gia 48 tuổi trồng đậu nành ở bang Illinois. Cùng với ông anh, Shaffer trồng đậu nành, bắp, và nuôi đàn gia súc giống Angus trên mảnh đất mà ông cố của ông tậu vào năm 1920. “Giờ đây chúng tôi đang ở trên thị trường toàn cầu”, ông nói. “Mọi thứ tôi làm đều bị tác động bởi những gì xảy ra ngoài nước Mỹ”.

Trong bất kỳ cuộc chiến tranh thương mại tiềm năng nào, ông ta đều ở trên tuyến đầu mặt trận. Như châm ngôn đã nói, khi con bướm đập cánh ở châu Á, sóng gió lập tức xô vào giá cả của đậu nành trên Chicago Board of Trade (thị trường kỳ phiếu và hối đoái của Mỹ), xác định ngay liệu Shaffer có thể chở đậu bằng container đến Trung Quốc có lời hay không vào mùa thu.

Trong một cuộc họp báo công bố mức thuế quan, Trump nói về việc Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ lại còn nâng mức thuế quan đối với hàng Mỹ. “Họ đang chiếm lợi thế trước Hoa Kỳ, chúng ta sẽ không để điều đó xảy ra,” ông nói. Thông báo của ông Trump, cùng với các tai ương về sự riêng tư do Facebook gây ra đã khiến chỉ số chứng khoán Dow Jones rớt thảm 700 điểm.

Hôm 30.3, Trung Quốc ăn miếng trả miếng với Trump bằng đe dọa áp thuế quan trả đũa trên hàng tỷ USD hàng Mỹ. Đặc biệt đối với 14 tỷ USD đậu nành. Và là khách hàng mua đậu nành Mỹ nhiều nhất, Trung Quốc có đòn bẩy của họ. Những người mua hàng ở Mỹ có thể không nhìn thấy bất kỳ tác động nào của chiến tranh thương mại trên giá cả mà họ thanh toán cho hãng bán tinh bột ăn sáng Wheaties. Có chăng là mất đi một đối tác xuất khẩu có thể làm tăng thặng dư hàng hóa hiện hữu và về mặt lý thuyết giá sẽ hạ đối với người tiêu dùng. Nhưng sẽ có những hiệu ứng gợn sóng có thể tác động đến họ trong tương lai.

Khi nông gia bị khốn đốn, người bán bắp, bán phân bón, văn phòng bán máy cày, cửa hàng phần cứng lệ thuộc vào nông dân cũng lao đao. Viễn cảnh đó làm tổn hại thu nhập của toàn bộ cộng đồng địa phương được xây dựng chung quanh những nông gia, tăng trưởng kinh tế chậm lại.

“Sẽ có những thiệt hại liên hoàn,” William Reinsch, cố vấn cao cấp của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế, cựu chủ tịch Hội đồng ngoại thương quốc gia, nhìn nhận. “Nếu một nông gia không thể bán được đậu nành của ông ta, ông ta mất tiền. Rồi ngân hàng cũng mất tiền nếu như nông gia khó khăn trong thanh toán nợ. Thuế dựa trên cộng đồng này bị ảnh hưởng. Thuế thất thu có thể khiến cho một số cộng đồng cắt giảm dịch vụ như cảnh sát, cứu hỏa, và trường học.

“Nếu bạn nhìn vào các cộng đồng gặp khó khăn do thương mại, sẽ có một hiệu ứng số nhân,” Reinsch nói. “Những người giàu có cạn tiền, và điều đó làm thuế thất thu thêm.”

Trump cho rằng ông ta áp dụng các biện pháp đó để bảo vệ công nhân ngành thép và kim loại, những người đã bỏ phiếu cho ông ta. Nhưng những cử tri khác ở “đất nước của Trump” tự hỏi liệu tổng thống có đang thực hiện lời hứa mà họ muốn ông ấy đưa ra lúc tranh cử.

“Dân nông thôn của đất nước này bầu cho Trump trên cơ sở ông ta sẽ giúp đưa giá trị trở lại những cộng đồng nhỏ trên khắp đất nước và đem lại niềm tự hào và tính xác thực cho khẩu hiệu “Made in America,” nbcnews.com dẫn lời Brandon Whitt, một nông dân trồng đậu nành ở Tennessee. “Thuế quan đánh vào đậu nành sẽ là một cú đánh mạnh mẽ với một hiệu ứng lan tỏa số nhân chắc chắn xuất hiện ở mọi mặt”, Whitt nói, được tác giả John Kasich thuật lại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Trung Quốc chính xác là đã nghĩ như vậy, Wang Jiangyu, giáo sư luật Đại học Quốc gia Singapore, nói. “Đó là chiến lược của Trung Quốc: các loại nông sản mà Trung Quốc đưa vào bộ thuế quan mới đã nhắm vào những người ủng hộ ông Trump, những bang và người dân ủng hộ ông Trump. Hiện nay nông gia phải chịu trận. Đó là cuộc vây hãm trực tiếp cơ sở chính trị của ông Trump, để đánh thức ổng dậy,” Wang nói.

Và các chuyên gia kinh tế cho rằng sẽ là vô nghĩa khi làm tổn thương 300.000 nông gia trồng đậu nành để giúp ích cho 150.000 thợ thép.

        

Khởi Thức (Thế giới tiếp thị)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem