5 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi hưởng nguyên lương năm 2020

PV Thứ bảy, ngày 22/08/2020 06:47 AM (GMT+7)
Theo quy định, nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị trừ tỷ lệ lương hưu với mức 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi. Tuy nhiên với 5 trường hợp dưới đây dù nghỉ hưu trước tuổi nhưng vẫn được hưởng nguyên lương.
Bình luận 0

Trường hợp nào nghỉ hưu trước tuổi hưởng nguyên lương?

Theo Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, người lao động được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Đối với việc nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị trừ tỷ lệ lương hưu với mức 2% cho mỗi năm nghỉ hưu sớm.

Song, với 5 trường hợp dưới đây người lao động, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu khi về hưu sớm.

Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

5 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi hưởng nguyên lương năm 2020 - Ảnh 1.

Với 5 trường hợp dưới đây người lao động, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu dù nghỉ hưu trước tuổi.

Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.

Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

Cách tính tiền lương nghỉ hưu trước tuổi

Theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lương hưu của người lao động tham gia BHXH được tính theo công thức sau:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trong đó, đối với công chức nam:

Nghỉ hưu từ 1/1/2020: 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH tương ứng với 18 năm đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm tính thêm 2%.

Thời điểm được dùng làm căn cứ để tính đủ tuổi đời hưởng chế độ, chính sách nghỉ hưu trước tuổi là ngày 1 tháng sau liền kề với tháng sinh của đối tượng. Trường hợp trong hồ sơ của đối tượng không ghi rõ ngày, tháng sinh trong năm thì lấy ngày 1/1 của năm sinh của đối tượng.

Từ năm 2021, điều kiện hưởng lương hưu của người lao động sẽ được chiết chặt hơn.

Cụ thể, theo Điểm a, Khoản 1, Điều 219 Bộ Luật Lao động 2019 sửa đổi Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì từ năm 2021, người lao động phải có đủ 20 năm đóng BHXH; nam đủ 60 tuổi 3 tháng; nữ đủ 55 tuổi 4 tháng (sau đó mỗi năm tăng thêm 3 tháng với nam; 4 tháng với nữ để đến năm 2028, nam nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi và năm 2035, nữ nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi). 

Theo đó, điều kiện để người lao động được nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021 cũng sẽ được siết chặt tương ứng.

Tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2021

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem