Ảnh - Clip: Cận cảnh “hà bá” nuốt chửng đê sông Lam

Quân Thỏa Dung Thứ ba, ngày 30/03/2021 09:00 AM (GMT+7)
Từ nhiều năm năm nay, nhiều diện tích đất nông nghiệp dọc sông Lam đoạn chảy qua xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) đang bị “hà bá” nuốt chửng bởi tình trạng xâm thực, khiến người dân sống trong thấp thỏm lo lắng.
Bình luận 0

Sông Lam chảy qua địa phận thôn 1 và 3 của xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) có chiều dài khoảng 3km, hầu như diện tích này điều bị sạt lở nghiêm trọng, gây thất thoát đất nông nghiệp của người dân.

Ảnh - Clip: Cận cảnh “hà bá” nuốt chửng đê sông Lam - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Đức Tiến trú tại thôn 3, xã Xuân Lam, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lo lắng đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sạt lở. Ảnh: PV

Vào mùa mưa lũ, nước sông Lam dâng cao, toàn bộ đất bên bờ sông bị nhấn chìm, phần đất này có độ kết dính không cao, kết cấu yếu nên khi nước rút, toàn bộ phần đất ấy dễ dàng bị tuột xuống và trôi theo dòng nước.

Clip: Sạt lở sông Lam, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Dẫn chúng tôi ra bờ sông, ông Nguyễn Đức Tiến trú tại thôn 3, xã Xuân Lam, cho biết: "Trước đây đất phần nông nghiệp của chúng tôi kéo dài ra gần giữa dòng sông, nhưng do sạt lở nhiều năm nên chỉ còn lại như thế này. Do mưa lũ, các khai thác cát của con người nên khoảng 10 năm trở lại đây, tình trạng sạt lở đất ngày một nghiêm trọng.

Ảnh - Clip: Cận cảnh “hà bá” nuốt chửng đê sông Lam - Ảnh 3.

'Hà bá" nuốt chửng bởi tình trạng xâm thực, khiến người dân lo lắng. Ảnh: PV

Cứ mỗi năm, dòng sông lại lấn vào đất nông nghiệp của chúng tôi khoảng 10m khiến tôi rất lo lắng. Chúng tôi mong các ban ngành, cơ quan có thẩm quyền quan tâm, nhanh chóng có hướng giải quyết để người dân chúng tôi yên tâm sản xuất".

Ảnh - Clip: Cận cảnh “hà bá” nuốt chửng đê sông Lam - Ảnh 4.

Hàng trăm km bờ sông Lam qua địa phận xã Xuân Lam, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) ngày càng bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: PV

Xuân Lam là một xã thuần nông, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, bám ruộng để có kế sinh nhai. Thế nhưng, nhiều năm qua tình trạng sạt lở đất nông nghiệp bên bờ sông Lam hết sức nghiêm trọng, thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.

Ảnh - Clip: Cận cảnh “hà bá” nuốt chửng đê sông Lam - Ảnh 5.

Người dân ở xã Xuân Lam, Nghi Xuân, Hà Tĩnh thấp thỏm lo lắng. Ảnh: PV

Ông Nguyễn Tình (trú tại thôn 1, xã Xuân Lam, Nghi Xuân) bày tỏ: "Tôi từ nhỏ đã theo cha mẹ ra đây để sản xuất nông nghiệp, nhìn dòng sông ngày một lấn sâu vào đất nông nghiệp tôi rất lo lắng.

Diện tích đất sản xuất ngày càng giảm, người dân ngày càng đông, không biết đến thời cháu chắt chúng tôi còn đất để sản xuất nông nghiệp nữa hay không".

Ảnh - Clip: Cận cảnh “hà bá” nuốt chửng đê sông Lam - Ảnh 6.

Có nhiều đoạn sạt lở, lấn sâu vào đất nông nghiệp. Ảnh: PV

Theo người dân địa phương thì nguyên nhân dẫn tới tình trạng sạt lở bờ sông Lam những năm gần trở nên nghiêm trọng một phần do thiên tai, lũ lụt, phần còn lại là do các đơn vị, cá nhân khai thác cát trên sông khiến dòng chảy bị thay đổi.

Ảnh - Clip: Cận cảnh “hà bá” nuốt chửng đê sông Lam - Ảnh 7.

Mỗi mùa mưa lũ đến, nước sông Lam dâng cao, kéo theo hàng trăm khối đất nông nghiệp xuống sông. Ảnh: PV

Theo quan sát của PV Dân Việt, tình trạng sạt lở bờ sông Lam thuộc địa phận xã Xuân Lam đã đến mức báo động. Nhiều khu vực bị dòng nước ăn sâu vào bờ tạo thành những hàm ếch có chiều cao khoảng 1,2m, vô tình tạo thành những cái bẫy chết người, đe dọa tính mạng người dân.

Ảnh - Clip: Cận cảnh “hà bá” nuốt chửng đê sông Lam - Ảnh 8.

Nếu không có biện pháp khắc phục tình trạng sạt lở vẫn cứ tiếp tục diễn ra. Ảnh: PV

Nếu không có giải pháp giảm tình trạng sạt lở trên nguy cơ diện tích đất nông nghiệp của bà con xã Xuân Lam bên bờ sông Lam bị thu hẹp, thiếu đất sản xuất. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân trong xã.


Ảnh - Clip: Cận cảnh “hà bá” nuốt chửng đê sông Lam - Ảnh 9.

Tình trạng khai thác cát diễn ra rầm rộ khiến dòng chảy thay đổi dẫn đến sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Xuân Đại – Chủ tịch UBND xã Xuân Lam Cho biết: "Tình hình sạt lở bờ sông Lam đoạn qua địa phận Xuân Lam diễn ra từ lâu, có ảnh hưởng đến một phần đến đất nông nghiệp của người dân.

Người dân cũng đã nhiều lần kiến nghị cấp trên sớm có các giải pháp kè chắn bờ sông Lam để giảm bớt tình trạng sạt lở. Chính quyền địa phương cũng báo cáo lên các cấp về tình trạng sạt lở nay, mong rằng sớm được bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng đê kè ven sông để người dân sớm ổn định cuộc sống".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem