Thứ bảy, 20/04/2024

Áp lực lạm phát thế giới chưa tác động lớn tới xuất khẩu

03/10/2022 7:00 AM (GMT+7)

Sau 9 tháng, xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, với 17,3%, nhưng ấn tượng hơn cả là mức tăng cao của các nhóm hàng xuất khẩu hơn chục tỷ USD như điện thoại, máy tính, hàng dệt may…


Áp lực lạm phát thế giới chưa tác động lớn tới xuất khẩu - Ảnh 1.

Xuất khẩu là điểm sáng

Những dự báo không mấy lạc quan về đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm nhiều khả năng sụt giảm do các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản… thắt chặt chi tiêu trước áp lực lạm phát có vẻ chưa tác động quá nhiều tới hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9/2022, xuất khẩu hàng hóa giảm 14,3% so với tháng 8, đạt 29,94 tỷ USD. Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng xuất khẩu đạt cao trong cả 8 tháng trước đó, nên lũy kế 9 tháng, xuất khẩu vẫn ghi nhận tăng trưởng cao, đạt 282,5 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước.

Sau 9 tháng, tăng trưởng xuất khẩu ghi nhận ở cả khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với mức tăng lần lượt 16,4% và 17,6%. Cả nước có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,8% tổng kim ngạch; 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,9%.

Sở hữu độ mở kinh tế lớn, hơn 200% tính trên GDP, thu hút các tập đoàn đa quốc gia vào sản xuất điện thoại, máy tính, dệt may…, Việt Nam được các nhà nhập khẩu lựa chọn đặt hàng, kể cả ở giai đoạn đại dịch cam go nhất 2020-2021 và 9 tháng đầu năm 2022.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect và Ngân hàng HSBC, xuất khẩu đi lên nhờ nhiều đơn hàng sản xuất dịch chuyển về Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc theo đuổi chính sách chống dịch cứng rắn. Thêm vào đó, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với lộ trình cắt giảm thuế quan cho nhiều ngành hàng tiếp tục tạo bệ phóng cho xuất khẩu, kéo lượng đơn đặt hàng lớn về Việt Nam.

Có thể thấy, không hoàn toàn đứng ngoài tình hình thương mại toàn cầu chậm lại, nhưng nhờ thị phần ngày càng tăng trên thị trường xuất khẩu, Việt Nam đã ghi điểm thêm và kéo các nhà mua hàng tới đặt hàng. Điều này được minh chứng khi các ngành xuất khẩu trên chục tỷ USD đều duy trì tốc độ tăng hơn 10% trở lên sau 9 tháng. Trong đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 45,4 tỷ USD, tăng 10,7%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 10%, đạt 12,257 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 41.511 tỷ USD, tăng 13%...

Chuẩn bị cho kịch bản giảm tốc

Gần đây, theo dõi diễn biến các nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp dệt may, giày dép bày tỏ lo lắng về việc lạm phát ngày càng gia tăng ở các thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ tác động đến xuất khẩu của Việt Nam. Theo ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), nếu trong 8 tháng đầu năm, bình quân mỗi tháng dệt may xuất được 3,7-3,8 tỷ USD, thì dự kiến những tháng cuối năm, chỉ xuất được 3,1-3,2 tỷ USD/tháng.

“Kinh tế vĩ mô của Việt Nam rất ổn định, đồng tiền có giá trị cao, nên so tương quan với các nước như Ấn Độ (đồng nội tệ giảm 8% so với USD), Trung Quốc (giảm 9%), thì hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mất lợi thế về giá trong điều kiện cầu thế giới chuyển thấp đột ngột. Do đó, quý IV/2022 và năm 2023, thị trường sẽ trầm lắng hơn”, ông Trường dự báo.

Dấu hiệu xuất khẩu giảm tốc đã lộ rõ. Xuất khẩu dệt may tháng 9 đã giảm gần 1 tỷ USD so với tháng 8, nhưng nhờ tăng trưởng cao trong những tháng trước đó, nên sau 9 tháng, xuất khẩu dệt may vẫn tăng 24,3% so với cùng kỳ, với 29,1 tỷ USD và dự báo cả năm vẫn có thể đạt mục tiêu 43,5 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép cũng sụt giảm, từ mức 2,4 tỷ USD của tháng 8 xuống còn 1,8 tỷ USD trong tháng 9. Giá trị xuất khẩu điện thoại và linh kiện giảm từ 5,7 tỷ USD xuống còn 5,3 tỷ USD…

Thận trọng nghe ngóng, phân tích nhu cầu thị trường để đưa ra dự báo chính xác nhất, điều chỉnh kế hoạch sản xuất - kinh doanh phù hợp, tránh tổn thất do tác động không thuận của kinh tế và thương mại toàn cầu là cách mà cộng đồng doanh nghiệp đang thực hiện triệt để. Dự báo, với lượng đơn hàng mà các ngành hàng lớn đã ký kết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của toàn nền kinh tế có thể đạt 740-750 tỷ USD vào cuối năm nay, trong đó xuất khẩu tăng khoảng 10%, cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu.

Theo Đàu tư

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Xe điện khuấy động thị trường taxi

Tiềm năng của thị trường gọi xe công nghệ ở Việt Nam còn rất lớn, các doanh nghiệp dẫn đầu đang vẽ lại bức tranh thị trường

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Quyết liệt kiểm soát thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai ngay giải pháp tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch cao

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

NHNN đề xuất giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng nhận chuyển giao TCTD yếu kém

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2019/TT-NHNN quy định về thực hiện dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung 4 điều trong Thông tư 30 là Điều 3, Điều 7, Điều 13 và Điều 16.

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng liên tục "nhảy số", bất thường nằm ở đâu?

Giá vàng không còn đứng ở mức đỉnh "chót vót" ghi nhận trong ngày hôm qua đối với vàng nhẫn 9999, song giá vàng miếng SJC vẫn đang "đu đỉnh" gần 85 triệu đồng/lượng. Các chuyên gia chỉ điểm "bình thường" và "bất thường" khi vàng "nhảy múa".

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Đất nền tan băng nhưng khó sốt

Trong khi phân khúc chung cư tăng giá vùn vụt suốt cả năm 2023 kéo dài tới hiện tại vẫn ở biểu đồ đi lên thì đất nền, nhất là đất ven đô lại "ngủ" khá lâu.