AWS tối ưu hóa chi phí trên “đám mây” cho startup

Ngọc Phạm Thứ hai, ngày 16/11/2020 15:55 PM (GMT+7)
Nền tảng điện toán đám mây AWS sẽ giúp các startup quản lý chi phí một cách hiệu quả.
Bình luận 0

Ông Diggy Shukla - Trưởng phòng Phát triển kinh doanh startup của Amazon Web Service (AWS) khu vực Đông Nam Á vừa có buổi chia sẻ trực tuyến với chủ đề “Tối ưu hóa chi phí trên đám mây cho startup”. Như “đi guốc trong bụng” của startup, ông đã chỉ rõ những khó khăn, thách thức mà startup phải vật lộn trong giai đoạn khởi nghiệp, đồng thời đưa ra giải pháp tối ưu.

Theo ông Diggy Shukla, một công ty startup thường có ba khoản chi phí lớn nhất là chi phí con người, chi phí CNTT - điện toán đám mây và chi phí marketing. Nhưng trên thực tế, startup có ngân sách rất eo hẹp nên phải quản lý các khoản chi phí thật hiệu quả mới mong thành công. Trong tình huống ấy, nền tảng điện toán đám mây AWS sẽ giúp các doanh nghiệp từ startup nhỏ nhất cho đến lớn nhất quản lý chi phí một cách hiệu quả.

img

Ông Diggy Shukla - Trưởng phòng Phát triển kinh doanh startup của AWS khu vực Đông Nam Á.

Đám mây AWS: Tối ưu chi phí lên tới 90%, thí điểm mọi lúc

Giải thích rõ hơn giá trị của điện toán đám mây, ông Diggy Shukla nhắc tới hai yếu tố quan trọng là tối ưu chi phí và khả năng thí điểm.

Cụ thể, điện toán đám mây có mô hình trả tiền theo mức độ sử dụng “pay as you go”. Mô hình này có nghĩa là startup không cần phải bỏ tiền đầu tư mua sắm trang thiết bị trước, thay vào đó họ chỉ việc dùng đến đâu trả tiền đến đó.

Ngoài ra, điện toán đám mây cho phép thí điểm linh hoạt. Nếu thất bại thì thất bại nhanh, do đó giảm thiểu tác động về mặt chi phí. Ngược lại, nếu thí điểm thành công thì startup có thể mở rộng rất nhanh chóng.

“Điện toán đám mây sẽ là xuất phát điểm tốt nhất để các startup bắt đầu. Về mặt chi phí thì AWS đã giúp khách hàng tối ưu hóa rất nhiều”, ông nói và cho biết AWS đã giảm giá tới 85 lần và đưa ra một loạt dịch vụ tối ưu hóa chi phí trong suốt những năm hoạt động.

Ông Diggy Shukla cũng cho hay, có rất nhiều cách để các startup tối ưu hóa chi phí khi sử dụng AWS. Họ có thể sử dụng các công cụ như AWS Cost Explorer, AWS Budgets, AWS Trusted Advisor, AWS Well Architected Review,… Mỗi startup khác nhau sẽ có những lựa chọn khác nhau.

“Mô hình kinh doanh cũng như nhu cầu công nghệ của họ sẽ quyết định chi tiêu về điện toán đám mây. Họ sẽ phát triển, kiểm thử, đo lường và triển khai các ứng dụng dựa trên tiêu dùng điện toán đám mây. Với các công cụ của AWS, họ biết được họ chi tiêu tiền vào đâu và cách nào để tối ưu hóa”, ông Diggy Shukla chia sẻ.

“Chẳng có lý do gì khi họ thuê một máy chủ rất cao cấp với nhiều CPU, bộ nhớ chỉ để chạy một ứng dụng rất nhỏ. Như vậy sẽ rất lãng phí!”, ông Diggy Shukla nhấn mạnh.

Hiện, AWS có trên 175 dịch vụ khác nhau, mang tới lựa chọn đa dạng và phù hợp nhất cho các startup khởi chạy ứng dụng.

img

Các gói dịch vụ AWS với mức giá linh hoạt dành cho startups

So với cách thuê dịch vụ cơ bản On-Demand, AWS còn mang tới gói dịch vụ tiết kiệm Savings Plans giúp khách hàng có thể tiết kiệm dịch vụ Amazon EC2 (dịch vụ thuê máy chủ) của AWS tới 72%. Hơn nữa, nếu sử dụng gói Spot Instances, họ cũng có thể tiết kiệm tới 90%. Khách hàng tham khảo thông tin chi tiết tại đây.

Những khách hàng điển hình ở Đông Nam Á

Trên phạm vi toàn cầu, đã có vô số doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi sử dụng các dịch vụ tối ưu hóa của AWS. Trong bài chia sẻ của mình, ông Diggy Shukla dẫn chứng sự thành công của một số khách hàng khá gần gũi với khu vực Đông Nam Á.

Ventaja là một nhà cung cấp công nghệ của Philippines. Họ cung cấp chuyển tiền quốc tế và mua sắm online. Khi tiếp cận Amazon EC2, Ventaja sử dụng dịch vụ tự động mở rộng tài nguyên. Nhờ đám mây AWS thay vì xây dựng trung tâm dữ liệu truyền thống, họ đã tăng gấp đôi tốc độ xử lý lẫn lượng giao dịch chuyển tiền. Hơn nữa, họ còn tiết kiệm được chi phí vận hành, bảo dưỡng tới 60%.

Hay HappyFresh là một chuỗi cửa hàng thực phẩm tươi sống hoạt động ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Do dịch bệnh COVID-19, nhu cầu mua sắm thực phẩm tươi sống qua mạng tăng lên tới 10 lần trên trang web của HappyFresh. Họ đã sử dụng AWS để mở rộng hạ tầng cộng nghệ thông tin, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng này và đảm bảo khách hàng có thể truy cập, mua sắm không gián đoạn.

Tại Việt Nam có một studio chuyên xử lý ảnh và video trực tuyến với tên gọi “Not a Basement” Studio,  Đơn vị này có ứng dụng (app) sử dụng nền tảng dịch vụ của AWS, được đánh giá là app hàng đầu, có mặt trên cả Google Play và App Store. Sau một thời gian, họ khẳng định hạ tầng AWS rất dễ triển khai, quản lý và sử dụng. Tốc độ triển khai của họ rút ngắn từ 4 ngày như trước đây xuống chỉ còn vài giờ, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường cũng rút ngắn; đồng thời chi phí bảo trì, bảo dưỡng giảm tới 50%.

AWS Activate: Gói dịch vụ dành riêng cho startup

AWS Activate mang tới những công cụ và nguồn lực miễn phí để startup có thể nhanh chóng ứng dụng môi trường điện toán đám mây AWS, qua đó tăng tốc độ phát triển và triển khai.

Chỉ riêng năm 2019, gói tín dụng hỗ trợ các startup sử dụng AWS đã lên tới 1 tỉ USD dưới dạng AWS Activate credits. Còn tính từ khi thành lập (năm 2013) đến nay, chương trình AWS Activate đã cung cấp được các khoản tín dụng tổng cộng lên tới 3,5 tỉ USD credits cho hơn 140.000 startup.

Hàng chục ngàn startup trên thế giới đã được hưởng lợi từ chương trình này. Và thông qua chương trình Activate, các startup còn có thể được kết nối với các đơn vị tăng tốc độ khởi nghiệp Accelerators, các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm và những tên tuổi lớn khác như Airbnb, Stripe, Reddit, Doordash,…

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem