Bắc Ninh: Nuôi cá lồng trên sông tăng, đem lại hiệu quả kinh tế cao

Khương Lực Thứ sáu, ngày 23/12/2022 07:10 AM (GMT+7)
Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh, diện tích nuôi trồng thủy sản trong ao đất có xu hướng giảm nhưng số lồng nuôi cá trên tiếp tục tăng so với năm 2021. Số lồng nuôi cá tăng đã góp phần quan trọng tăng sản lượng, giá trị thủy sản tăng và tăng trưởng kinh tế chung của Ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
Bình luận 0

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh thông tin, trong năm 2022 diện tích nuôi trồng thủy sản trong ao đất khoảng đạt 4.787 ha, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, số lượng lồng nuôi trên sông đạt 2.485 lồng tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2021. Nhờ đó, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 40.500 tấn, tăng 2,21% so cùng kỳ và giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 1240,78 tỷ đồng (giá năm 2010).

Bắc Ninh: Nuôi cá lồng trên sông tăng, đem lại hiệu quả kinh tế cao  - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Thoan (đứng bên trái) xã Trung Kênh, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh nuôi cá tầm nước lạnh trên sông Thái Bình. Hiện, giá cá tầm thương phẩm giữ giá ổn định ở mức trên 200.000 đồng/kg nên việc nhân rộng mô hình này rất triển vọng. Ảnh: Khương Lực

Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh, sản xuất thủy sản, đặc biệt là nuôi cá lồng trên sông ở Bắc Ninh tiếp tục duy trì và phát triển cũng có vai trò quan trọng góp phần thay đổi cơ cấu đàn cá thả nuôi theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, năng suất, sản lượng và tăng thu nhập cho người nuôi, đồng thời tạo việc làm, cải thiện đời sống cho các hộ nuôi trồng thủy sản.

Trên sông Đuống, sông Thái Bình tại một số huyện Gia Bình, Lương Tài, Tiên Du, Thuận Thành, Quế Võ do nguồn nước có các yếu tố thủy lý, thủy hóa thuận lợi lên các hội nuôi các lồng tiếp khai thác, phát triển lồng nuôi để nuôi các đối tượng cá chép lai, cá trắm cỏ, cá điêu hồng, nheo Mỹ (cá lăng đen), ngoài ra trong những năm gần đây đối tượng cá tầm, cá ngạnh sông, cá chép giòn… có giá trị kinh tế cao ngày càng được quan tâm đưa vào nuôi, góp phần quan trọng làm tăng hiệu quả kinh tế, đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Để hỗ trợ người nuôi thủy sản phát triển đạt hiệu quả cao, trong năm 2022, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh tiếp tục mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nuôi để hướng dẫn quản lý, chăm sóc phòng trị bệnh; thông tin, hướng dẫn kịp thời các biện pháp phòng chống nắng, nóng, bảo vệ các lồng nuôi trong mùa mưa bão, đặc biệt là tổ chức quan trắc môi trường và bệnh thủy sản để có hướng dẫn phòng trị bệnh kịp thời.

Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu khoa học được Chi cục triển khai thực hiện năm 2022 như: đề tài khoa học "Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá chình hoa (Anguilla marmorata) bằng lồng trên sông Đuống tại tỉnh Bắc Ninh" và các mô hình sản xuất thủy sản như: Nuôi cá Chép séc thương phẩm trong lồng trên sông Đuống; mô hình nuôi cá điêu hồng (Oreochoromis sp) bằng lồng trên sông đạt an toàn vệ sinh thực phẩm; mô hình nuôi ghép cá ngạnh sông và trắm đen trong lồng trên sông Đuống... 

Cùng với đó, có 3 mô hình chuyển tiếp năm 2021 là: mô hình nuôi cá lăng nha bằng lồng trên sông, mô hình nuôi baba gai toàn đực trong ao đất, mô hình nuôi cá nheo mỹ (lăng đen) bằng lồng trên sông an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP đã được thực hiện và nghiệm thu đạt kết quả tốt, có khả năng nhân rộng. Trong các năm tiếp theo việc triển khai và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, xây dựng các mô hình thủy sản, phòng trị bệnh thủy sản…tiếp tục được Chi cục quan tâm thực hiện nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả, chất lượng sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem