Bạo động nổ ra ở Thụy Điển, nguyên nhân sâu xa

Thùy Dung Thứ hai, ngày 18/04/2022 11:25 AM (GMT+7)
Cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ở một số thành phố của Thụy Điển đã kéo dài 4 ngày. Xung đột nổ ra sau khi một nhóm cực hữu, chống người nhập cư đã đốt kinh Quran.
Bình luận 0
Bạo động nổ ra ở Thụy Điển, nguyên nhân sâu xa - Ảnh 1.

Người biểu tình đốt kinh Quran. Ảnh BBC

Theo Reuters, có ít nhất 3 người bị thương ở thành phố Norrkoping, phía đông Thụy Điển, sau khi cảnh sát bắn cảnh cáo về phía những kẻ bạo động. Một số phương tiện bị phóng hỏa và ít nhất 17 người bị bắt giữ. Ở một số nơi khác, những người phản đối đã tấn công cảnh sát trước các cuộc biểu tình của phe cực hữu theo kế hoạch. Thủ tướng Magdalena Andersson đã lên án vụ bạo lực.

Bạo lực bắt đầu bùng phát vào ngày 14/4 sau khi Rasmus Paludan, lãnh đạo đảng cực hữu Stram Kurs, tổ chức tuần hành, đốt kinh Quran và tuyên bố sẽ tiếp tục hành động này.  Paludan đang có ý định ứng cử trong cuộc bầu cử lập pháp Thụy Điển vào tháng 9 nhưng chưa có đủ số chữ ký cần thiết để đảm bảo ứng cử của mình.

Paludan đang đến thăm những khu phố có đông người theo đạo Hồi, nơi ông kêu gọi đốt các bản sao của Kinh Koran.

Bạo động nổ ra ở Thụy Điển, nguyên nhân sâu xa - Ảnh 2.

Biểu tình đã biến thành bạo lực khi rất nhiều xe cộ bị đốt cháy. Ảnh BBC

Paludan từng là một luật sư và làm yoytuber trước đây đã bị kết tội lăng mạ phân biệt chủng tộc.

Vào năm 2019, ông Paludan đã đốt một cuốn kinh Koran bọc trong thịt xông khói và bị Facebook chặn trong một tháng sau một bài đăng liên quan đến vấn đề nhập cư và tội phạm.

Một trong những cuộc biểu tình do ông Paludan dẫn đầu đã được chuyển từ một quận của Landskrona đến một bãi đậu xe biệt lập ở phía nam Malmo, thành phố lớn lân cận, nhưng một chiếc xe đã cố gắng ép các hàng rào bảo vệ.

Người lái xe đã bị bắt và Paludan sau đó đốt một cuốn kinh Koran.

Bạo động nổ ra ở Thụy Điển, nguyên nhân sâu xa - Ảnh 3.

Bạo động ở Thụy Điển bước vào đêm thứ 3. Ảnh Guardian

Cuộc biểu tình đã gây ra một số cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người phản đối trên khắp đất nước trong những ngày gần đây. Trong hai ngày 14 và 15/4, có khoảng 12 sĩ quan cảnh sát đã bị thương trong các cuộc đụng độ.

Sau hàng loạt sự cố, Bộ Ngoại giao Iraq cho biết họ đã triệu tập các quan chức Thụy Điển tại Baghdad vào ngày 17/4.

Bạo động nổ ra ở Thụy Điển, nguyên nhân sâu xa - Ảnh 4.

Cuộc biểu tình đã gây ra một số cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người phản đối trên khắp đất nước trong những ngày gần đây. Ảnh Reuters

Đây không phải lần đầu tiên Thụy Điển xảy ra các cuộc bạo loạn dù đất nước này nổi tiếng là một quốc gia thanh bình và thịnh vượng ở châu Âu. Kể từ khi cựu Thủ tướng Reinfeldt lên nắm quyền năm 2006, Thụy Điển đã nổ ra 3 đợt bạo loạn lần lượt vào các năm 2008, 2010 và 2013. Và cuộc bạo động gần đây nhất của Thụy Điện là xảy ra năm 2020 cũng do các thành viên của đảng cực hữu Đan Mạch Stram Kurs (Hard Line) đốt kinh Quran. 

Brookings từng công bố một báo cáo vào tháng 3/ 2020 cho biết, Thụy Điển trong lịch sử là nơi trú ẩn an toàn cho người tị nạn chỉ sau Canada và Úc. Từ năm 2013 đến năm 2014, Thụy Điển đã cấp giấy phép cư trú lâu dài cho tất cả những người Syria ở Thụy Điển xin tị nạn và kể từ đầu cuộc chiến Syria, hơn 70.000 người Syria đã đến Thụy Điển.

Theo báo cáo, trong năm 2015, Thụy Điển đã nhận được kỷ lục 162.000 đơn xin tị nạn chủ yếu từ Syria, Iraq và Afghanistan và làn sóng người Hồi giáo xin tị nạn từ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá đã có tác động đáng kể đến chính trị Thụy Điển.

Đảng lớn thứ ba của quốc hội Thụy Điển, đảng Dân chủ Thụy Điển cánh hữu đã tạo ra nhận thức của người dân trong những năm gần đây rằng dòng người nhập cư chủ yếu là người Hồi giáo đã dẫn đến gia tăng tội phạm và kể từ năm 2015-2016 khủng hoảng di cư, nhiều người Thụy Điển coi người tị nạn đang gây áp lực lên tài chính công ở quốc gia có một trong những chương trình phúc lợi hào phóng nhất thế giới.

Một báo cáo trên tờ New York Times xuất bản năm 2020 cho biết làn sóng lớn người nhập cư vào Thụy Điển đe dọa sự bền vững của mô hình đất nước phụ thuộc vào việc người dân Thụy Điển phải trả một số loại thuế cao nhất trên thế giới và "hiểu rằng mọi người đều phải làm việc". Nhưng một số lượng lớn người nhập cư, nhiều người trong số họ không có kỹ năng và trình độ học vấn, có nghĩa là họ sẽ phụ thuộc vào phúc lợi trong nhiều năm, một điều mà người Thụy Điển đang ngày càng cảm thấy bất công.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem