Báo Mỹ viết về Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thay đổi cách thế giới nghĩ về Việt Nam

PV (Theo Bloomberg) Thứ ba, ngày 09/06/2020 15:05 PM (GMT+7)
"Tỷ phú Phạm Nhật Vượng được biết đến là người có khát vọng nâng tầm Việt Nam. Bằng việc sản xuất máy thở, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thể chứng minh cho chiến lược ra mắt thị trường toàn cầu", báo chuyên về tài chính hàng đầu thế giới Bloomberg đã có bài viết phân tích về Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Bình luận 0

Đại dịch Corona đã gần như "bỏ qua" Việt Nam khi quốc gia này ghi nhận 332 ca nhiễm và không ca tử vong. Thế nhưng, từ trụ sở Tập đoàn Vingroup taị Hà Nội, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã nhận thấy có những nhu cầu vượt ra khỏi biên giới Việt Nam - nhu cầu về máy thở.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã đưa ra quyết định quan trọng: Sản xuất máy thở. Bởi một chiếc máy thở sẽ tạo nên khác biệt giữa sự sống và cái chết.

Trong khủng hoảng sẽ luôn có rất nhiều cơ hội

Báo tài chính hàng đầu của Mỹ viết gì về tỷ phú Phạm Nhật Vượng? - Ảnh 1.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. (Ảnh: Vingroup)

Theo tính toán, các bệnh viện trên thế giới cần sử dụng khoảng 800.000 máy thở. Thế nhưng trên thực tế, sự thiếu hụt về thiết bị y tế này trở nên nặng nề, ngay tại các đất nước đang phát triển.

"Bài học mà chúng tôi rút ra được từ một cuộc khủng hoảng, đó là sẽ luôn có rất nhiều cơ hội. Chúng tôi phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn và hành động một cách nhanh chóng", ông Phạm Nhật Vượng đúc rút.

Đơn cử như tại Nam Sudan chỉ có 4 máy thở với 12 triệu người dân. Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại đất nước giàu nhất thế giới là Hoa Kỳ. Sau khi một số bệnh viện tại thành phố New York đã phải chịu sự tấn công của dịch Covid-19 và phải dùng một máy thở để phục vụ hai bệnh nhân cùng một lúc.

Ngay tại thời điểm đó, Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu, buộc các nhà sản xuất ô tô và một số công ty khác của Mỹ lên kế hoạch sản xuất máy thở với những hợp đồng với Chính phủ có trị giá lên tới 336 triệu USD.

Quay trở lại với quyết định sản xuất máy thở của Vingroup. Người đứng đầu Vingroup cho hay: "Bài học mà chúng tôi rút ra được từ một cuộc khủng hoảng, đó là sẽ luôn có rất nhiều cơ hội. Chúng tôi phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn và hành động một cách nhanh chóng".

Cũng có lẽ vì thế, dù Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có điều hành một số bệnh viện và phòng khám, nhưng việc trở thành một nhà sản xuất thiết bị y tế có lẽ chưa có trong lịnh trình trước đây. Tuy nhiên, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người đầu tiên làm giàu bằng cách bán mì gói ở Ukraine, đã quyết định làm máy thở.

Báo tài chính hàng đầu của Mỹ viết gì về tỷ phú Phạm Nhật Vượng? - Ảnh 2.

Các công nhân đang kiểm tra hoạt động của máy thở tại nhà máy sản xuất VinSmart tại Hà Nội. (Ảnh: PV)

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tin rằng, tập đoàn Vingroup có thể chế tạo máy thở nhanh và tiết kiệm hơn rất nhiều. Sử dụng nguồn thiết kế mở từ công ty thiết bị Medtronic PLC, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã hoàn thành bản mẫu và xin giấy phép vào giữa tháng 4.

Hai mô hình máy thở của Vingroup đã đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu. Vingroup cần chờ chứng nhận để sản xuất hàng loạt máy thở từ kết quả của các thử nghiệm lâm sàng diễn ra trong tháng này. Trong lúc Tập đoàn đang chờ được cấp phép, các máy thở đã bắt đầu được đưa ra khỏi dây chuyền lắp ráp. 

"Trong thời gian này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc sản xuất nhiều máy thở và làm việc đó thật tốt. Chúng tôi muốn hợp tác với chính phủ Việt Nam để giải quyết một phần của vấn đề đại dịch", tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Về giá thành, máy thở của Vingroup có giá khoảng 7.000 USD tại Việt Nam, thấp hơn 30% so với mẫu của Medtronic. Công ty cũng cho biết, có thể sản xuất tới 55.000 máy mỗi tháng ngay khi chính phủ phê duyệt và có kế hoạch xuất khẩu ở bất cứ nơi nào có nhu cầu.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng chia sẻ, giá hiện tại của máy thở thấp hơn chi phí sản xuất, bởi mục đích của việc sản xuất máy thở hoàn toàn là đóng góp cho xã hội vào thời điểm quan trọng này. Vingroup cho biết, họ sẽ quyên góp vài nghìn máy thở cho Ukraine và Nga, nơi ông Vượng từng có thời gian dài gắn bó.

"Trong thời gian này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc sản xuất nhiều máy thở và làm việc đó thật tốt. Chúng tôi muốn hợp tác với chính phủ Việt Nam để giải quyết một phần của vấn đề đại dịch", tỷ phú Phạm Nhật Vượng cho hay và đồng thời nhấn mạnh, việc sản xuất máy thở chỉ mang tính tạm thời và không có kế hoạch mở rộng sang phân khúc này.

Thay đổi cách thế giới nghĩ về Việt Nam

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng luôn được biết đến là người có khát vọng nâng tầm Việt Nam. Cho nên, khi Việt Nam thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, Vingroup bắt đầu sản xuất ô tô và điện thoại thông minh.

Đáng chú ý, vào tháng 12/2019, ông Vượng tuyên bố VinFast, công ty ô tô của tập đoàn, sẽ phát triển xe điện và xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2021. Ông quyết tâm biến điều đó thành hiện thực.

Báo tài chính hàng đầu của Mỹ viết gì về tỷ phú Phạm Nhật Vượng? - Ảnh 3.

Xưởng hàn thân vỏ với hàng nghìn robot trong nhà máy sản xuất ô tô VinFast

Liệu người Mỹ có cân nhắc mua chiếc ô tô của Việt Nam hay không vẫn là một câu hỏi mở. Tuy nhiên, bằng câu chuyện máy thở, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thể chứng minh cho chiến lược ra mắt thị trường toàn cầu.

"Chúng tôi muốn làm những điều mà mọi người cho là khó khăn, những điều mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khác chưa thực hiện thành công", tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói.

Bởi nếu Vingroup có thể sản xuất ở quy mô lớn, ông Vượng dự đoán, nó sẽ giải quyết được tình trạng thiếu hụt trên toàn thế giới, dựa trên việc hợp tác với Medtronic vốn là một nhà sản xuất thiết bị y tế hàng đầu. Và nếu máy thở hoạt động theo cách họ dự định, Vingroup sẽ chứng minh khả năng cung cấp một thiết bị cứu hộ phức tạp, đáng tin cậy. Rõ ràng, đây là một bước tiến tốt cho một nhà sản xuất ô tô đầy khát vọng.

"Có rất ít công ty trên thế giới như vậy! Khát vọng của Vingroup thật đáng kinh ngạc. Đó sẽ là chiến thắng rất lớn để biến Việt Nam thành một 'người chơi' toàn cầu", Mark Mobius, người sáng lập Mobius Capital Partners LLP, người đã đầu tư vào Việt Nam trong thập kỷ qua và có các khoản đầu tư cổ phần tư nhân trong nước khẳng định.

Xin được nhấn mạnh rằng, điều mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng khao khát là sự công nhận quốc tế, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thế nhưng, ông Vượng cũng phải thừa nhận, nhiều người Mỹ vẫn coi Việt Nam là một quốc gia "nghèo, lạc hậu, nơi mà không thể có những sản phẩm công nghệ cao và hiện đại". Việc ra mắt toàn cầu một cách thành công của sản phẩm Vingroup -  cho dù đó là một chiếc xe hơi hay máy thở - có thể thay đổi cách thế giới nhìn thấy Việt Nam.

"Chúng tôi muốn làm những điều mà mọi người cho là khó khăn, những điều mà các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam khác chưa thực hiện thành công", tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói và cho rằng, đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của Vingroup để phát triển một thương hiệu Việt Nam có uy tín thế giới.

Báo tài chính hàng đầu của Mỹ viết gì về tỷ phú Phạm Nhật Vượng? - Ảnh 4.

Ô tô điện VinFast đang chạy thử tại Hà Nội. (Ảnh: P.V)

Không từ chối rủi ro, bất cứ công ty nào cũng có thể sụp đổ

Nhiều người cũng đã đặt câu hỏi liệu có phải Vingroup đã phát triển quá lớn và không thể cho phép thất bại hay không?

Tuy nhiên, tỷ phú Pham Nhật Vượng không từ chối rủi ro. Ông nói rằng "bất kỳ công ty nào cũng có thể sụp đổ". Mới đây Vingroup đã chạy thử các kịch bản khẩn cấp (ví dụ như thị trường bất động sản có thể sụp đổ như năm 2009) và tiếp tục lên kế hoạch thoái vốn khỏi một số mảng.

Với dự báo thị trường bất động sản chỉ có thể tăng trưởng nhẹ trong năm nay, Vingroup đang đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp, đón làn sóng các nhà sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Báo tài chính hàng đầu của Mỹ viết gì về tỷ phú Phạm Nhật Vượng? - Ảnh 5.

Công nhân đang đóng gói máy thở trong nhà máy VinSmart. (Ảnh: P.V)

Còn đối với những người hoài nghi về tham vọng xe điện, ông chỉ ra rằng VinFast đã biến 1 vùng đầm lầy thành nhà máy hiện đại bậc nhất, với những dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động hóa và chỉ mất 21 tháng để xuất xưởng chiếc xe đầu tiên. Ít ai nghĩ rằng VinFast có thể làm được điều đó cho đến khi nó thực sự diễn ra.

Hiện nhà máy Vinsmart đang sử dụng những kim loại, nhựa và chip bán dẫn của điện thoại để sản xuất máy thở. Vingroup cho biết khoảng 70% nguyên liệu được lấy từ trong nước. Chỉ cần 85 công nhân đã sản xuất được 160 máy thở mỗi ngày và công ty đang chờ phê duyệt cuối cùng của chính phủ để đẩy mạnh sản xuất. Trong tháng này sẽ có kết quả thử nghiệm lâm sàng và công ty sẽ sớm được cấp phép sản xuất trên diện rộng.

Vị tỷ phú cho biết ông muốn Vingroup tiếp tục làm dài thêm danh sách những điều đầu tiên của Việt Nam. 

"Tôi luôn nói với các đồng nghiệp là đừng để cuộc đời trôi qua vô nghĩa. Đừng để đến cuối đời bạn hoàn toàn không có điều gì để hồi tưởng và kể lại. Đó sẽ là cái kết đáng thương nếu như cuộc đời của bạn không tạo ra được bất kỳ giá trị nào", ông Phạm Nhật Vượng nhấn mạnh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem