Bảo tàng Báo chí Việt Nam chính thức mở cửa sau 3 năm chuẩn bị

Mai Anh Thứ năm, ngày 18/06/2020 08:31 AM (GMT+7)
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam sẽ chính thức đón khách tham quan từ ngày 19/6 sau gần 3 năm làm công tác chuẩn bị.
Bình luận 0

Bảo tàng Báo chí Việt Nam chính thức mở cửa sau 3 năm chuẩn bị.

a - Ảnh 1.

Sau gần 3 năm chuẩn bị, Bảo tàng Báo chí Việt Nam, trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam đã hoàn thiện để chuẩn bị khai trương. Trước đó, ngày 28/7/2017, Thủ tướng ký quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam, thuộc hệ thống bảo tàng quốc gia nằm tại Tòa nhà Hội nhà báo Việt Nam, đường Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.

a - Ảnh 2.

Kệ kim cương thu hút sự chú ý với 8 tờ báo được Hiệp hội Báo chí Thế giới và 2 tờ báo của Việt Nam là Gia Định Báo và Báo Thanh niên.

a - Ảnh 3.

Nhà báo Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam, cho biết: “Bảo tàng Báo chí Việt Nam ra đời muộn hơn so với các bảo tàng khác nên công tác sưu tầm, khai thác tư liệu gặp nhiều khó khăn tuy nhiên chúng tôi cố gắng thể hiện những hình ảnh chân thực nhất, đặc biệt đối với kỉ vật của các nhà báo. May mắn nhận được sự ủng hộ và những kỷ vật hiến tặng của các nhà báo lão thành”.

a - Ảnh 4.

Ở gian trưng bày về ảnh báo chí, có thể thấy buồng tối của báo ảnh Việt Nam được tái dựng từ những số báo bản gốc.

a - Ảnh 5.

Hơn 20.000 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm được tập hợp và bảo quản phản ánh những sự kiện quan trọng của lịch sử báo chí Việt Nam, trong đó có một thẻ nhà báo bản gốc được trưng bày.

a - Ảnh 6.

Xuất phát từ ý tưởng Báo chí Việt Nam trong suốt quá trình phát triển luôn đồng hành cùng lịch sử đất nước, Hội Nhà báo Việt Nam đã xây dựng Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam, bao gồm 3 dự án thành phần là Dự án Trưng bày Bảo tàng, Dự án sưu tầm hiện vật và tài liệu, Dự án Tuyển dụng và đào tạo Nhân sự bảo tàng.

a - Ảnh 7.

Bảo tàng đưa người xem đi theo 5 giai đoạn nổi bật của nền báo chí Việt Nam. Giai đoạn với những dấu mốc đầu tiên 1865-1925, giai đoạn 1925-1945, Báo chí chiến khu gia đoạn 1945-1954, Làm báo dưới hầm giai đoạn 1954-1975, Báo chí đổi mới cùng đất nước giai đoạn 1975 đến nay.

a - Ảnh 8.

Bảo tàng có hơn 700 hiện vật, tài liệu độc đáo, quý hiếm được trưng bày, phản ánh những sự kiện nổi bật của báo chí Việt Nam. Trong đó, có nguyên bản chiếc máy in Việt Lập dùng để in tờ báo Việt Nam độc lập, được nhập về nước ta vào năm 1966.

a - Ảnh 9.

Tiếp cận với xu hướng xây dựng bảo tàng hiện đại, Bảo tàng Báo chí Việt Nam cũng triển khai theo hướng trưng bày ảo. Hệ thống công nghệ màn hình tại khu vực trưng bày của báo điện tử sẽ công chiếu 26 bộ phim giới thiệu về lịch sử báo chí và các nhà báo tiêu biểu của nền báo chí cách mạng Việt Nam.

a - Ảnh 12.

Các không gian được trưng bày và bố trí triệt để trên các diện trưng bày khác nhau như trưng bày các giải pháp đồ họa trên đai vách; bằng hiện vật; tư liệu gốc và phục chế trong tủ, bục, giá, kệ, trục quay… để phục vụ tối đa nhu cầu công chúng đến với bảo tàng.

a - Ảnh 10.

Với thiết kế độc đáo trên diện tích 1.500 m2, bảo tàng trưng bày 95% hiện vật gốc, phần còn lại là phục chế. Đội kĩ thuật viên chuyên nghiệp sẽ giúp phục chế, sắp xếp lại theo đúng cái có sẵn. Một số công đoạn còn lại đang được gấp rút hoàn thiện trước ngày khai trương.

a - Ảnh 11.

Bảo tàng Báo chí Việt Nam dự kiến chính thức khai trương và đón khách tham quan vào ngày 19/6/2020.

Ngắm bảo tàng duy nhất Chủ tịch Kim Nhật Thành đến thăm ở Hà Nội

Cuộc vượt ngục ly kỳ của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười năm 1945

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem