Bắt buộc lắp camera hành trình khi kinh doanh vận tải

Phương Linh Thứ bảy, ngày 27/03/2021 06:32 AM (GMT+7)
Từ ngày 2/7, phương tiện kinh doanh vận tải khách (trừ ôtô chở người dưới 9 chỗ), hàng hóa bằng xe đầu kéo phải được lắp đặt camera giám sát.
Bình luận 0

Đôn đốc doanh nghiệp lắp camera giám sát

Sở GTVT TP.Đà Nẵng cho biết, vừa có công văn tiếp tục đôn đốc lắp đặt camera giám sát trên phương tiện kinh doanh vận tải đường bộ theo đúng lộ trình quy định của Chính phủ tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP và các Thông tư 12/2020/TT-BGTVT, 02/2021/TT-BGTVT của Bộ GTVT.

Theo đó, Sở GTVT TP.Đà Nẵng yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải bằng

ôtô trên địa bàn thành phố khẩn trương triển khai thực hiện đúng quy định phải lắp camera giám sát đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe, hoàn thành trước ngày 1/7/2021. Cụ thể gồm, các ôtô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo, ôtô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả lái xe) trở lên.

Lựa chọn, lắp đặt camera giám sát trên phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu về phần cứng, phần mềm, đảm bảo dữ liệu hình ảnh từ camera giám sát..."- Sở GTVT yêu cầu. Ngoài ra, khi lắp đặt camera giám sát lên phương tiện cần đặc biệt lưu ý vị trí, số lượng camera lắp đặt trên xe ôtô phải bảo đảm quan sát được toàn bộ hình ảnh lái xe đang làm việc, khoang hành khách và các cửa lên xuống của xe, việc đấu nối điện phải đảm bảo an toàn.

Bắt buộc lắp camera hành trình khi kinh doanh vận tải - Ảnh 1.

Bộ GTVT yêu cầu thực hiện đúng quy định tại Nghị định 10/2020 về lắp camera trên xe kinh doanh vận tải (Ảnh minh họa). Ảnh: I.T

Cũng từ sau 1/7, các phương tiện trong diện bắt buộc phải lắp camera giám sát nhưng chưa thực hiện hoặc lắp đặt camera không đúng quy định sẽ bị xử lý nghiêm.

Các đơn vị đã triển khai lắp đặt camera giám sát lên phương tiện xong thì tổng hợp danh sách gồm: Biển kiểm soát, tên tuy cập, mật khẩu đăng nhập của phương tiện đã lắp đặt camera gửi về Sở GTVT trước ngày 30/3/2021 để tổng hợp báo cáo và theo dõi, quản lý. Sau ngày 1/7, các đơn vị vận tải đăng ký đề nghị cấp phù hiệu, biển hiệu trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ GTVT (địa chỉ http://qlvt.mt.gov.vn) phải đính kèm cung cấp tên truy cập, mật khẩu đăng nhập của phương tiện đã lắp đặt camera để kiểm tra, theo dõi, quản lý và cấp phép. Sở GTVT TP.Đà Nẵng cũng yêu cầu các đơn vị quản lý, khai thác bến xe hành khách và hàng hóa không xếp phiên đối với các phương tiện chưa lắp camera sau ngày 1/7.

Cũng từ sau 1/7, các phương tiện trong diện bắt buộc phải lắp camera giám sát nhưng chưa thực hiện hoặc lắp đặt camera không đúng quy định sẽ bị xử lý nghiêm.

Doanh nghiệp vận tải kêu tốn kém

Theo Nghị định 10/2020, trước ngày 1/7/2021, xe kinh doanh vận tải hành khách trên 9 chỗ và xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông. Tuy nhiên, cuối năm 2020, do suy kiệt bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp kiến nghị lùi thời điểm áp dụng camera giám sát trên xe kinh doanh vận tải.

Ủng hộ chủ trương lắp camera giám sát trên các xe kinh doanh vận tải, song ông Nguyễn Ngọc Xuân - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô An Giang cho biết, nhiều doanh nghiệp vận tải ở An Giang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, doanh thu chỉ đạt 40% so với trước khi có dịch, trong khi chi phí vẫn phải chi trả như trước đó.

"Doanh nghiệp vận tải đang đứng trước bờ vực phá sản, không trả nợ nổi ngân hàng và đứng trước nguy cơ bị tịch thu xe. Chi phí cho việc lắp camera mỗi xe là 10 triệu, doanh nghiệp có 200 xe sẽ mất khoảng 2 tỷ đồng. Việc hoãn lại 2 năm sẽ giúp doanh nghiệp phục hồi kinh doanh và có nguồn lực để đầu tư"-ông Xuân nói.

Ông Nguyễn Văn Quyền-Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, nếu thực hiện theo quy định của Nghị định 10 thì số lượng camera phải lắp đặt rất lớn.

Nếu một chiếc xe khách 30 chỗ phải lắp tối thiểu 4 camera mới đủ để ghi hình ảnh lái xe, cửa lên xuống và khoang hành khách. Giá camera với loại có tính năng truyền dữ liệu trung bình khoảng 3 triệu đồng/chiếc và số camera phải lắp cho toàn bộ đối tượng khoảng 900.000 chiếc, cùng với chi phí truyền dữ liệu khoảng 320.000 đồng/tháng.

Ông Nguyễn Tuyển - Phó Trưởng phòng Quản lý vận tải, Sở GTVT Hà Nội cho biết, số lượng phương tiện phải lắp camera theo quy định trên địa bàn Hà Nội là khoảng trên 20.000 xe. Hiện mới có một số ít doanh nghiệp lắp, chủ yếu là để giám sát người lái xe, cửa lên xuống và khoang hành khách. Từ đầu năm đến nay, hoạt động vận tải gặp nhiều khó khăn, sản lượng vận tải giảm 30 - 40% so với trước khi có dịch.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem