Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền tăng gấp 3 lần, lợi thế "Cá chép hóa rồng"
Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam vừa tổ chức sự kiện "Báo cáo thị trường bất động sản Đà Nẵng – tháng 06/2019" với chủ đề “Cá chép hóa rồng”. Theo như báo cáo, trong khoảng 10 năm qua, thị trường bất động sản Đà Nẵng đã ghi nhận sự phát triển mạnh xen lẫn cả những yếu tố tích cực và những biến động thị trường đáng chú ý.
Công ty Cổ phần DKRA Việt Nam đã tổ chức sự kiện “"Báo cáo thị trường bất động sản Đà Nẵng – tháng 06/2019” với chủ đề “Cá chép hóa rồng”
Tăng nhiệt đất nền, giảm nhiệt phân khúc còn lại
Báo cáo của DKRA cho thấy, từ năm 2008 đến nay, thị trường bất động sản Đà Nẵng đã chứng kiến 2 lần nguồn cung mới tăng cao (giai đoạn 2008-2009 và 2015-2016). Từ cuối năm 2017 đến nay, ngoài trừ phân khúc đất nền tăng gấp 3 lần so với năm 2017 thì các phân khúc khác đang có dấu hiệu giảm nhiệt, cụ thể:
Phân khúc đất nền, từ năm 2011 đến nay, thị tường đã có 7 dự án đáng chú ý với quy mô 50- 500 ha được triển khai bán hàng. Giá bán thứ cấp hiện nay (tháng 6/2019) có dấu hiệu giảm nhẹ từ 7-10% so với đầu năm 2019.
Phân khúc nhà phố, biệt thự, trong 3 năm trở lại, theo khảo sát có khoảng 12 dự án mở bán cung ứng ra thị trường 2.199 căn, lượng tiêu thụ đạt khoảng 97% (khoảng 2.138 căn). Những dự án chủ yếu tập trung ở phía Bắc và Tây Bắc thành phố.
Phân khúc căn hộ, từ năm 2006 đến nay, thị trường có khoảng 16 dự án đáng chú ý mở bán, cung ứng ra thị trường khoảng 7.291 căn, lượng tiêu thụ đạt khoảng 99% (khoảng 7.205 căn). Trong đó, Sơn Trà là quận dẫn đầu nguồn cung thành phố. Tuy nhiên, nguồn cung căn hộ cho cả năm 2019 dự kiến cũng chỉ có chưa đầy 1.000 sản phẩm từ 2 dự án.
Đà Nẵng qua nhiều năm vẫn được coi là điểm du lịch thu hút khách du lịch trong cũng như ngoài nước, lượng khách vẫn tăng qua các năm. Nhưng sau thời điểm 2015 nguồn cung biệt thự tăng vọt thì kể từ năm 2016 đến nay, thị trường này không ghi nhận thêm dự án mới.
Phân khúc căn hộ nghỉ dưỡng condotel, trong vòng 3 năm 2016-1018, Đà Nãng có khoảng 9.890 căn đến từ 12 dự án được cung ứng cho thị trường, lượng tiêu tụ đặt khoảng 75%. Tuy vậy, từ giữa năm 2018 – tháng 6/2019, lượng tiêu thụ condotel bắt đầu sụt giảm mạnh.
Lợi thế để “Cá chép hóa rồng”
Địa thế đa dạng gồm núi, biển và danh thắng đẹp, khí hậu ôn hòa, mát mẻ đã giúp Đà Nẵng trở thành thành phố phát triển mạnh về ngành “công nghiệp không khói”. Đặc biệt, với lợi thế liên kết các vùng trong và ngoài nước, đây được xem là một trung tâm kinh tế, chính trị, là động lực cho sự phát triển của dải đất miền Trung. Đó cũng là một trong những lý do mà Đà Nẵng được chọn làm nơi tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC 2017.
Những lợi thế của Đà Nẵng tạo động lực cho bất động sản "căng buồm ra khơi"
Đặc biệt ở khu vực phía Bắc và Tây Bắc Đà Nẵng với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ, tập trung cao độ vào du lịch và công nghệ cao nguồn vốn rót vào đây ngày càng lớn.
Khu vực Tây Bắc Đà Nẵng được "hút" vốn đầu tư hình thành các dự án lớn như Cảng Liên Chiểu, Ga hàng hóa Kim Liên, Làng Đại Học, Khu du lịch sinh thái Làng Vân, DITP, Khu công viên phần mềm số 2,… trong tổng thể 56 dự án toàn thành phố với tổng nguồn vốn đạt gần 850 triệu USD.
Theo như định hướng của Nghị quyết 43-NQ/TW (24/01/2019), Đà Nẵng sẽ được định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành đô thị lớn, sinh thái và thông minh, là trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và thành phố biển đáng sống đẳng cấp toàn châu Á.
Tuy nhiên, những cơ hội và thách thức vẫn luôn đan xen với nhau. Những cơ hội lớn về hạ tầng giao thông, xã hội được đầu tư mạnh mẽ, định hướng của 43-NQ/TW, chủ đầu tư rót vốn lớn,… là những cơn gió giúp bất động sản ở đây "căng buồm ra khơi" tạo nên sức sống cho thành phố này.
Bên cạnh đó, những thách thức như quỹ đất khiêm tốn so với năng lực phát triển, thông tin thị trường chưa minh bạch gây xáo trộn, môi trường tự nhiên gây ảnh hưởng đến bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng,… là những khó khăn cơ bản cần vượt qua.
Theo ông Phạm Lâm, Tổng Giám đốc DKRA Vietnam, Đà Nẵng cần tăng cường hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông nội đo, đồng bộ quy hoạch thành phố, đầu tư bất động sản gắn với môi trường tự nhiên. Các ban ngành, cơ quan chức năng cũng cần theo dõi, giám sát, quản lý kịp thời thị trường và năng lực các chủ thể tham gia vào thị trường.