Bất động sản Long An khởi sắc nhờ hạ tầng giao thông

Nam Sơn Thứ ba, ngày 26/06/2018 18:00 PM (GMT+7)
Thời gian gần đây, nhiều công trình hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng đưa Long An thành cầu nối quan trọng về giao thông giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với TP.HCM. Đồng thời, thị trường bất động sản Long An mở ra nhiều cơ hội sinh lời, đặc biệt là các khu vực giáp ranh với TP.HCM như Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa…
Bình luận 0

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - ông Phạm Văn Cảnh cho biết dự án nâng cấp, mở rộng đường tỉnh 830 và 824 từ cầu An Thạnh (huyện Bến Lức) đến thị trấn Đức Hòa (huyện Đức Hòa) vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng, sẽ tháo gỡ nút thắt trong liên kết vùng, rút ngắn thời gian di chuyển từ Long An đến TP.HCM.

Bên cạnh đó, tuyến đường cũng góp phần “chia lửa” và giảm áp lực giao thông cho địa bàn TP.HCM (hướng đi về các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long). Ngoài ra, đoạn đường này còn tạo động lực thu hút đầu tư vào các khu cụm công nghiệp và khu đô thị của tỉnh.

img

Trạm thu phí đường tỉnh 830

Cuối năm 2014, tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành dự án trọng điểm Quốc gia đi qua địa bàn các huyện Bến Lức, Cần Giuộc của tỉnh Long An, huyện Bình Chánh, Cần Giờ của TP.HCM và huyện Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai.TP HCM, Long An và Đồng Nai đã chính thức được khởi công.

Dự kiến sau khi hoàn thành vào cuối năm 2018, tuyến cao tốc này sẽ giúp giao thông liên vùng miền Tây và vùng Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua TP.HCM, kết nối trực tiếp với mạng lưới cao tốc – quốc lộ, hệ thống cảng biển Cái Mép – Thị Vải, Sao Mai Bến Đình và với sân bay quốc tế Long Thành, rút ngắn thời gian đi từ tỉnh Long An đến TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Song song đó, Long An cũng thừa hưởng giá trị của các dự án hạ tầng lớn kết nối với lõi đô thị TP.HCM. Có thể kể đến như dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Văn Tạo thành đường 6 làn xe thông với Khu Công nghiệp Long Hậu, tuyến Metro số 4 nối quận 12, Tân Bình, Phú Nhuận, quận 1, quận 4, quận 7 và Khu Đô thị cảng Hiệp Phước. 

Thêm vào đó, tuyến đường Lê Văn Lương sẽ được mở rộng 30m trong thời gian sắp tới để nối quận 7 và Cần Giuộc - Long An, nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 22, nâng cấp và mở rộng Tỉnh lộ 824, Tỉnh lộ 9... đi qua các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc. Tuyến đường Vành đai 4 đoạn Bến Lức - Hiệp Phước đang chuẩn bị khởi công xây dựng. Chiều dài toàn tuyến khoảng 35,8km, đi qua các địa phương gồm tỉnh Long An dài 32km (huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc), TP.HCM dài 3,8km đi qua huyện Nhà Bè.

Mới đây nhất, UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa việc xây dựng một làm đường song hành với quốc lộ 50 bổ sung vào quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Theo quy hoạch, điểm đầu của tuyến đường mới sẽ kết nối với dự án nối đường Phạm Hùng hiện hữu với cầu Kênh Cây Khô (đoạn tuyến dài khoảng 800m), tại xã Phước Lộc - huyện Nhà Bè (TP.HCM), điểm cuối sẽ kết nối với quốc lộ 50 tại lý trình Km12+600 (ngã tư Tân Kim, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An).

Tuyến đường sẽ có tổng chiều dài tuyến khoảng 8,6km với vận tốc thiết kế đạt 80km/h, quy mô mặt cắt ngang tuyến dự án được thiết kế với 6 làn xe; bề rộng mặt cắt ngang cầu được bố trí phù hợp với quy mô phần tuyến. Kỳ vọng đây là tuyến đường có thể xem là trục động lực, khi hoàn thành khơi dậy tiềm năng của vùng hạ Long An gồm các huyện: Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành. 

Theo nhận định của các chuyên gia, nhìn vào một mạng lưới hạ tầng giao thông đã và đang được đầu tư một cách mạnh mẽ như trên, sẽ là động lực để thị trường bất động sản của tỉnh Long An tăng trưởng trong tương lai gần. Kéo theo đó là sự phát triển đô thị, hình thành các khu dân cư tập trung, tiền đề phát triển đô thị trong tương lai, tạo nên sức hút lớn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

img

Trên thực tế, ngày 25.6 vừa qua, Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long đã chính thức khởi công khu đô thị Waterpoint tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An với quy mô giai đoạn 1 là 165ha. Theo kế hoạch, Waterpoint sẽ được Nam Long triển khai trong vòng 5 năm tới. Vốn đầu tư của giai đoạn 1 là 6.900 tỷ đồng và dự kiến mang lại doanh thu cho Nam Long khoảng 10.700 tỷ đồng.

Đại diện chủ đầu tư Nam Long nhận định tỉnh Long An là địa phương nắm giữ lợi thế cạnh tranh rất lớn khi được xem là cầu nối quan trọng giữa TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống hạ tầng giao thông đang hoàn thiện sẽ tạo động lực mạnh mẽ giúp tỉnh thúc đẩy việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng thương mại - dịch vụ, thu hút mạnh vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tại lễ khởi công, ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết: "Hiện nay, đời sống và thu nhập của người dân Long An ngày càng nâng cao. Nhu cầu về nhà ở chất lượng cao, hài hòa giữa thiên nhiên, môi trường sống an lành đòi hỏi các chủ đầu tư, doanh nghiệp không ngừng cải thiện các tiêu chuẩn trong xây dựng. Chính quyền tỉnh luôn ủng hộ doanh nghiệp làm ăn chân chính, đảm bảo cuộc sống "an cư lạc nghiệp" của người dân."

Theo ông Mai Văn Nhiều -  Chánh văn phòng UBND tỉnh Long An, hiện nay tỉnh cũng đã có văn bản xin chủ trương Thủ tướng Chính phủ về việc Công ty Cổ phần Him Lam báo cáo đề xuất thành lập khu kinh tế mở Long An và đề xuất điều chỉnh công năng 7 khu công nghiệp thành phần trong khu công nghiệp Đức Hòa III (huyện Đức Hòa). Cụ thể, khu kinh tế mở dự kiến có tổng diện tích hơn 32.300ha trải rộng trên địa bàn 2 huyện Cần Giuộc và Cần Đước – nơi hội tụ đủ các điều kiện giao thông về đường thủy và đường bộ. Hiện, khu kinh tế mở đáp ứng 5/6 điều kiện thành lập.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem