Những dự án khởi nghiệp "táo bạo" của thanh niên

Thùy Anh Thứ ba, ngày 27/04/2021 19:26 PM (GMT+7)
Sau 3 năm tổ chức phát động cuộc thi Dự án khởi nghiệp cho thanh niên nông thôn, tới nay ban tổ chức đã ghi nhận được 749 ý tưởng, dự án của thanh niên nông thôn tham gia dự thi. Nhiều dự án nhận giải được công nhận có bước phát triển mới.
Bình luận 0

Cơ hội nhận giải thưởng, hỗ trợ vốn vay cho thanh niên nông thôn khởi nghiệp

Bà Nguyễn Thị Thu Vân - Trưởng Ban Thanh niên nông thôn (Trung ương Đoàn) cho biết đây là năm thứ 4 phát động Dự án khởi nghiệp cho thanh niên nông thôn.

Nam nay, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tiếp tục giao Ban Thanh niên nông thôn phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, Hiệp hội Nông nghiệp số VIDA, Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ tổ chức Cuộc thi "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021".

Ông Ngô Văn Cương - Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đoàn trao đổi với báo chí về "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021". Ảnh: Dương Triều

Ông Ngô Văn Cương - Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đoàn trao đổi với báo chí về "Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn năm 2021". Ảnh: Dương Triều

Khác với các năm trước, năm nay các ý tưởng, bài dự thi phải có xác nhận, giới thiệu của Tỉnh, thành Đoàn nhằm phát huy tính kết nối giữa chủ Dự án với tổ chức Đoàn.

Dự án tham gia dự thi phải tập trung 3 lĩnh vực là: Phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát huy tài nguyên bản địa thông qua trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp, công nghiệp bảo quản, chế biến, làng nghề, thiết bị nông nghiệp; Bảo vệ môi trường: khuyến khích các dự án ý tưởng ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường và tận dụng tài nguyên bản địa; Bảo tồn văn hoá dân tộc thông qua phát triển ngành nghề, sản phẩm truyền thống, khai thác du lịch cộng đồng.

Cuộc thi được tổ chức từ tháng 4/2021 đến 11/2021, qua 3 vòng thi. Vòng sơ loại, vòng bán kết và vòng chung kết.

Vòng sơ loại sẽ chọn ra 100 tác phẩm tốt nhất sau đó các dự án sẽ được hỗ trợ hoàn thiện. Vòng Chung kết sẽ chọn 30 dự án để chọn lọc. Vòng chung kết sẽ được tổ chức tại Lâm đồng.

Các thí sinh đạt giải sẽ được ban tổ chức hỗ trợ kêu gọi vốn đầu tư. Ngoài ra các thí sinh còn được dự hội nghị trao đổi về chính sách hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp với sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, đại diện các Quỹ đầu tư, các ngân hàng thương mại và các tập đoàn kinh tế trong các lĩnh vực liên quan.

Đến nay, qua 3 năm triển khai, đã có 749 ý tưởng, dự án của thanh niên nông thôn tham gia dự thi. Sau các cuộc thi, 29 thí sinh đã được Ban Tổ chức hỗ trợ vay vốn hơn 5.6 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Quốc gia về việc làm, kênh Trung ương Đoàn; 24 thí sinh được giải hỗ trợ các dự án thực hiện tiêu chuẩn và phát triển bền vững như: hỗ trợ thiết bị máy móc sản xuất nông nghiệp, được tham gia chương trình tăng tốc khởi nghiệp, các khóa học tập huấn kỹ năng, hỗ trợ truyền thông của Ban Tổ chức, hỗ trợ tham gia dự hội chợ quốc tế Thai FEX; được tham dự Hội thảo khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.

Nhiều ý tưởng khởi nghiệp nông nghiệp được chắp cánh

Thoát khỏi cuộc thi nhiều ý tưởng, dự án đạt giải đã phát triển tốt, đạt được hiệu quả nhất định.

Có thể kể tới như Dự án "Trồng rau hữu cơ gắn với phát triển du lịch có trách nhiệm" tỉnh Hà Giang – Giải nhất Cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2018. Năm 2017, với số vốn đầu tư ban đầu 100 triệu đồng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay và quán ăn chay Hao Tea của Hoàng Thị Hảo đã hoạt động. 

Để có  những vị khách đầu tiên, Hoàng Thị Hảo chủ động kết nối với các người bạn nước ngoài – đó là những vị khách cũ, đồng nghiệp cũ, tình nguyện viên mà Hảo từng có thời gian làm việc cùng. Sau đó, Hảo tiếp tục mở bán trên các kênh như AGODA.COM, hay BOOKING.COM. Kể từ đó, số lượng khách đến với dự án ngày càng nhiều. 

Để khách hàng vừa được sử dụng rau sạch và du lịch trải nghiệm, Hảo bắt tay nghiên cứu mở rộng quy mô, tìm nơi trồng rau sạch, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.

Các du khách nước ngoài hào hứng tham gia trải nghiệm "Làm nông dân" dịch vụ du lịch do Hao Tea triển khai. Ảnh: Hoàng Thị Hảo

Các du khách nước ngoài hào hứng tham gia trải nghiệm "Làm nông dân" dịch vụ du lịch do Hao Tea triển khai. Ảnh: Hoàng Thị Hảo

May mắn sau khi nhận được giải thưởng, Hảo được tỉnh Đoàn Hà Giang, Ban chỉ đạo khởi nghiệp TP Hà Giang lựa chọn, hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng mô hình khép kín từ nông trại đến bàn ăn. Đến nay, dự án của Hảo đã đầu tư 1 ha đất và thuê thêm 5000m2 đất ruộng để thực hiện dự án. Mô hình của Hảo tổng số đón tiếp 40 khách/ngày, doanh thu 1 tháng ước đạt 70 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 4 lao động thường xuyên với mức lương 5 – 7 triệu/tháng.

Không chỉ Hảo, cô gái trẻ Nguyễn Ngọc Hương - đạt giải nhất cuộc thi năm 2019 với Dự án "Bột rau sấy lạnh" cũng đạt được những thành công rực rỡ.

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên nhiên Việt do Hương làm chủ đã xuất hơn 10.000 sản phẩm bột rau má, tía tô, diếp cá… sang thị trường Hà Lan. Đầu năm 2021, công ty đã đầu tư mở rộng nhà xưởng với sản lượng 4 tấn/tháng, thâm nhập thị trường Canada và các siêu thị trong nước. Hiện nay, mô hình của Hương cho doanh thu 6-8 tỷ/năm. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem