Bị tước giấy phép, "ông lớn" xăng dầu cầu cứu Thủ tướng, Bộ trưởng Công Thương

An Linh Thứ ba, ngày 06/09/2022 07:20 AM (GMT+7)
Ngay sau khi nhận quyết định tước giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu của Bộ Công Thương, Saigon Petro gửi văn bản "cầu cứu" Thủ tướng, Bộ trưởng Công Thương.
Bình luận 0

Doanh nghiệp không "phục" vụ tước giấy phép

Trước đó, Thanh tra Bộ Công Thương có quyết định xử phạt hành chính 05 doanh nghiệp, đầu mối kinh doanh, xuất nhập khẩu xăng dầu. Các doanh nghiệp gồm Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Đồng Tháp, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa, Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro), Công ty TNHH Xăng dầu Hùng Hậu, Công ty cổ phần Dầu khí Đông Phương.

Bị tước giấy phép, ông lớn xăng dầu cầu cứu Thủ tướng, Bộ trưởng Công Thương - Ảnh 1.

Ngay sau khi bị tước giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, Saigon Petro đã gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công Thương trình bày lý do (Ảnh VT).

Thông tin xử phạt được Thanh tra Bộ Công Thương gửi đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trên đều bị tước giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu trong thời hạn 01 tháng (từ ngày 31/8 đến 31/9).

Cùng với Saigon Petro, một số doanh nghiệp khác cũng gửi đơn kiến nghị, văn bản đến Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Theo văn bản của Saigon Petro: Do năm 2021, Công ty không có tổng đại lý và đại lý bán lẻ mà có 73 thương nhân nhượng quyền bán lẻ. "Vì vậy đoàn thanh tra Bộ Công thương đã kết luận công ty không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.

Phía Saigon Petro cho rằng: Hai hình thức đại lý bán lẻ và nhượng quyền bán lẻ là tương đương nhau, đều nằm trong hệ thống phân phối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đầu mối.

Saigon Petro dẫn theo quy định tại khoản 5 điều 7 Nghị định số 83 về kinh doanh xăng dầu quy định thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải có hệ thống phân phối xăng dầu: "Tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu 40 tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

Theo Saigon Petro, Nghị định 95 có hiệu lực tháng 11/2021 quy định thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu phải có hệ thống phân phối xăng dầu "tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất 5 cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp; tối thiểu 40 tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân".

Theo Saigon Petro, với quy định tại Nghị định 95, công ty này đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về hệ thống phân phối, vì luôn có trên 40 thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu. 

Saigon Petro khẳng định công ty luôn thực hiện tốt trong việc cung ứng xăng dầu cho thị trường. Hiện doanh nghiệp có 2 kho chứa 278.000 m3.

Để nhấn mạnh về kinh doanh đàng hoàng, Saigon Petro cho biết, từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, sản lượng tiêu thụ toàn công ty đạt 304.300 m3 xăng dầu các loại. Đặc biệt, trong tháng 8 vừa qua, công ty đã cung cấp ra thị trường 52.000 m3, cao 200% so với tháng 7, do thị trường có dấu hiệu khan hiếm nguồn cung dù công ty đang bị lỗ nặng.

Với kết luận và việc xử phạt của Thanh tra Bộ Công Thương, Saigon Petro cho rằng sẽ gây ra hàng loạt hậu quả như hệ thống phân phối của Saigon Petro bị mất nguồn cung ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường; công ty sẽ bị phạt hợp đồng với Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn…

Saigon Petro kiến nghị Thủ tướng, Bộ Công Thương xem xét dừng quyết định tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem