Bill Nguyễn và những thương vụ gây chấn động nước Mỹ

Bill Nguyễn là cái tên luôn thu hút những nhà đầu tư công nghệ với những dự án lên tới hàng triệu đô la. Anh là một trong những doanh nhân làm rạng danh người Việt trên trường quốc tế và cũng là cái tên được Forbes đưa vào trong danh sách "40 người dưới 40 tuổi giàu nhất thế giới".

Bill Nguyễn - Hành trình từ cậu bé nghèo khó tới tỷ phú trẻ tuổi nhiều người ngưỡng mộ - Ảnh 1.

Doanh nhân Bill Nguyễn. Ảnh: The New Yorker

Bill nguyễn và một tuổi thơ nghèo khó

Doanh nhân Bill Nguyễn sinh năm 1971, bố mẹ của anh đã chuyển tới Mỹ từ năm 1969 và sinh ra anh tại đây. Cuộc sống khó khăn nơi đất khách quê người đã khiến cho cậu bé họ Nguyễn phải lăn lộn để kiếm sống khi mới 16 tuổi. Anh là việc cho một xưởng bán xe hơi cũ để tự trang trải việc học và phụ giúp thêm cho gia đình.

Tuy nhiên, cậu bé này không để cho cuộc đời áp đặt số phận của mình. Anh luôn khiến cho bạn bè cùng trang lứa phải nể phục vì sự giỏi giang và nguồn nhiệt huyết bất tận. Sau khi đỗ đại học Houston, anh vừa học vừa làm thêm công việc phân tích tài chính cho tờ American Express. Tuy vậy, với khát vọng làm giàu cháy bỏng, anh đã bỏ dở việc học để ra kinh doanh riêng.

Sự nghiệp của Bill Nguyễn và những thương vụ gây chấn động nước Mỹ

Bill Nguyễn - Hành trình từ cậu bé nghèo khó tới tỷ phú trẻ tuổi nhiều người ngưỡng mộ - Ảnh 2.

Bill Nguyễn và đội ngũ nhân viên. Ảnh: The New Yorker

Sự nghiệp của Bill Nguyễn bắt đầu kể từ khi anh gia nhập Forefront – một công ty phần mềm khi mới 21 tuổi. Sau đó, anh đảm nhận vị trí điều hành 2 công ty khác là Freeloader và Support.com. Tuy nhiên, tên tuổi của Bill Nguyễn bắt đầu được nhắc tới nhiều hơn khi vào năm 1999, anh bán lại công ty Onebox chuyên về phần mềm nhắn tin do chính mình sáng lập với giá 850 triệu USD cho công ty Phone.com. Đây là một trong những thương vụ mua bán đầu tiên của Bill gây chấn động làng công nghệ khi nhiều thông tin cho rằng anh chỉ mất 60 triệu để vận hành công ty này.

Ngay sau đó, vào năm 2000, Bill Nguyễn sáng lập ra công ty phần mềm Seven Networks, anh giữ vị trí giám đốc kiêm thành viên hội đồng quản trị vào thời điểm đó. Đây là phần mềm ứng dụng cho các thiết bị di động hỗ trợ truy cập dịch vụ dữ liệu được sử dụng khá rộng rãi ở Anh và được công ty Docomo của Nhật mua bản quyền. Sản phẩm của Seven Networks đã được tạp chí Networlk Magazine bình chọn là "sản phẩm của năm". Từ thành công này, Bill Nguyễn được Tập đoàn truyền thông MSNBC bầu chọn là nhân vật đứng đầu trong số 10 gương mặt triển vọng nhất năm 2001.

Tuy nhiên, sự kiện làm cho người ta nhớ tới cái tên Bill Nguyễn hơn cả là thương vụ làm ăn với Apple. Vào năm 2009, anh quyết định chào giá công ty có tên là Lala, nơi chuyên kết nối những người nghe nhạc có cùng sở thích với nhau. Lala ước tính có tới 8 triệu bài hát để người dùng có thể nghe miễn phí trong lần đầu tiên và sau đó là trả chưa tới 1 USD cho dịch vụ gửi bài hát làm quà tặng hay tải về. Với dịch vụ lý tưởng và mức giá phải chăng, Lala đã nhanh chóng được người dùng đón nhận một cách nhiệt liệt và điều đó đã làm tăng giá trị của công ty này. Những ông lớn lúc bấy giờ lần lượt ngỏ ý mua lại. Nokia đưa ra mức giá là 11 triệu USD, tuy nhiên, Bill chính là người biết rõ nhất "đứa con" của mình phải có giá trị cao hơn thế. Anh đã liên lạc với Apple để đưa ra lời mời đồng thời cũng là lời cảnh báo khi hai kẻ thù lớn là Google và Nokia cũng đang sẵn sàng cho thương vụ chuyển giao này. Và cuối cùng, sau một tháng Bill đã ngồi ăn tối cùng với Steve Jobs tại nhà riêng và bàn luận về việc chuyển giao công ty với giá trị lên tới 80 triệu USD.

Bill Nguyễn - Hành trình từ cậu bé nghèo khó tới tỷ phú trẻ tuổi nhiều người ngưỡng mộ - Ảnh 4.

Bill Nguyễn và các thành viên trong hội đồng quản trị. Ảnh: The New Yorker

Năm 2011, cái tên Bill Nguyễn lại trở thành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất khi anh cho ra mắt sản phẩm có tên Color, ứng dụng chia sẻ hình ảnh cho điện thoại di động, mở kỷ nguyên mới dành cho thế hệ điện thoại thông minh. Tuy nhiên, Color đã không được may mắn như Lala hay những công ty khác của Bill. Công ty liên tục vấp phải những khó khăn khi phản hồi của người dùng không thực sự tốt và người điều hành của công ty, Peter Phạm, đã nói lời từ biệt chỉ sau 6 tháng cầm quyền. Trước tình thế như vậy, Bill buộc phải nhường lại công ty cho Apple. Đây cũng là một thương vụ được báo chí săn đón và những người quan tâm tò mò khi giá trị chuyển nhượng không được tiết lộ.

Bill Nguyễn, người đứng trên vai gã khổng lồ

Cho tới nay, Bill Nguyễn đã thành lập tổng cộng 8 công ty và lần lượt thực hiện 8 phi vụ gây nhiều tiếng vang trong giới công nghệ Mỹ. Sinh ra là một cậu bé chịu nhiều thiệt thòi và nghèo khó, không ai có thể biết được rằng anh đã khiến cho số phận phải ngả mũ kính phục mình.

Trong một lần chia sẻ, Bill nói: "Tôi sinh ra khó khăn hơn người khác vì vậy tôi có thể chịu đựng nhiều gian khổ hơn bất kỳ ai và tôi sẽ tồn tại lâu hơn." Rất nhiều người tò mò về bí quyết kinh doanh của Bill, tuy nhiên anh nói rằng mình không có một công thức nào cụ thể. Kinh doanh là phát minh ra cái mới nhưng không đồng nghĩa với việc bạn phải xây dựng lại thế giới. Điều quan trọng là ai có thể đứng trên vai người khổng lồ, người đó sẽ tiến rất nhanh.

Biên dịch: Lê Phương

         

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem