Thứ tư, 17/04/2024

"Bình chân như vại" nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, ung dung bỏ túi hàng trăm triệu mỗi năm

30/07/2021 5:34 PM (GMT+7)

Những vùng nuôi tôm cộng đồng theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh Bình Định, không bị dịch bệnh tấn công, nhờ tuân thủ quy trình nên môi trường nguồn nước nuôi được bảo đảm.

Những vùng nuôi tôm cộng đồng theo hướng an toàn sinh học ở tỉnh Bình Định, không bị dịch bệnh tấn công, nhờ tuân thủ quy trình nên môi trường nguồn nước nuôi được bảo đảm.

"Bình chân như vại" với dịch bệnh

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, tôm nuôi thường phát sinh dịch bệnh, nhưng với những vùng nuôi đặt trách nhiệm cộng đồng lên hàng đầu thì thường tránh được rủi ro.

Trong năm nay, do nắng hạn kéo dài nên dịch bệnh rình rập tôm nuôi ở Bình Định. Đặc biệt, năm 2020, trên địa bàn Bình Định không có lũ lớn, nên các vùng nuôi tôm ở tỉnh này phía hạ du không có nước lũ rửa trôi nên những ô nhiễm từ những vụ nuôi năm trước còn tồn đọng. Do đó, trong cả đáy ao và môi trường bên ngoài đều bị ô nhiễm.

Vì vậy, tôm nuôi vụ đầu tiên năm 2020 ở Bình Định có nhiều diện tích bị dịch bệnh gây hại.

"Bình chân như vại" nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, ung dung bỏ túi hàng trăm triệu mỗi năm - Ảnh 1.

Người nông dân ở Bình Định thu hoạch tôm. Ảnh: TB.

Vậy nhưng những vùng nuôi tôm cộng đồng theo hướng an toàn sinh học vẫn "bình chân như vại", không bị dịch bệnh tấn công, nhờ tuân thủ quy trình nên môi trường nguồn nước nuôi được bảo đảm.

Tại huyện Tuy Phước, địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất tỉnh Bình Định. Trong vụ 1 năm 2021, huyện Tuy Phước thả nuôi tôm được hơn 970ha, trong đó diện tích nuôi theo phương thức bán thâm canh là 70ha, diện tích nuôi quảng canh cải tiến là 901ha.

Tính đến nay, phần lớn diện tích tôm nuôi vụ 1 ở Tuy Phước đã được thu hoạch, năng suất ước đạt bình quân 957,7 kg/ha, tăng 1,64% so cùng kỳ; đạt sản lượng 930 tấn.

Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Tuy Phước Phạm Quang Ân cho biết, trong vụ nuôi vừa qua, tôm nuôi ở địa phương này chỉ có 1 ít diện tích bị bệnh môi trường.

"Bình chân như vại" nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, ung dung bỏ túi hàng trăm triệu mỗi năm - Ảnh 2.

Vùng nuôi tôm an toàn sinh học sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế ô nhiễm. Ảnh: TB.

Những vùng nuôi tôm cộng đồng ở thôn Đông Điền (xã Phước Thắng) với 23,5ha và ở thôn Vinh Quang 2 (xã Phước Sơn) với 19,5ha cũng có 1 số hồ bị bệnh.

Thế nhưng, nhờ những hộ nuôi tôm ở những vùng nuôi cộng đồng có trách nhiệm cao, không vì lợi ích của riêng mình, nên đã tuân thủ việc xử lý môi trường khi hồ tôm của mình bị rủi ro, nên dịch bệnh không có điều kiện lây lan.

"Trong vụ nuôi đầu tiên năm nay, tôm nuôi ở Tuy Phước chủ yếu bị bệnh môi trường, chỉ có khoảng 0,5ha bị bệnh hoại tử gan tụy cấp. Trong những vùng nuôi tôm cộng đồng cũng có 1 số hồ bị dính bệnh, nhưng nhờ bà con tuân thủ việc xử lý ao nuôi theo quy trình nên dịch bệnh không lây lan diện rộng", ông Ân nói.

Thu nhập cao

Theo ông Phạm Quang Ân, những hộ nuôi tôm cộng đồng theo hướng an toàn sinh học rất có trách nhiệm trong mọi công đoạn để đảm bảo môi trường cho cả vùng nuôi.

Nhất là việc lấy nước vào ao nuôi phải tuân thủ nghiêm cẩn theo lịch. Khi tháo nước từ trong ao ra phải cho nước vào ao xử lý nước thải, tuyệt đối không tháo nước ra thẳng ngoài môi trường.

Nước trong các ao xử lý nước thải được các hộ nuôi tập trung xử lý hóa chất, đồng thời thả cá rô phi vào ao xử lý nước thải với mật độ 0,2 con/m2 để lũ cá ăn những chất tồn dư, đến khi nước đạt chuẩn mới xả ra môi trường.

"Bình chân như vại" nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, ung dung bỏ túi hàng trăm triệu mỗi năm - Ảnh 3.

Nguồn nước luôn được chú trọng trong việc nuôi tôm. Ảnh: TB.

Điểm mạnh của mô hình nuôi tôm cộng đồng là khi có dịch bệnh xảy ra, nhóm hộ nuôi sẽ tổ chức họp, thống nhất đóng cổng toàn bộ, ao nuôi tôm bị bệnh tuyệt đối không được xả nước ra khỏi ao. Sau đó báo cáo ngành chức năng, đợi khi ngành chức năng xử lý xong mới được xả nước trong ao tôm dính bệnh ra ao xử lý nước thải nên không dẫn tới dịch bệnh lây lan.

"Cũng may năm nay tôm bị bệnh khi còn rất nhỏ, mới thả nuôi khoảng 1-2 tuần, nên những hộ nuôi đủ thời gian cải tạo lại ao hồ, kịp thả nuôi vụ 1 nên diện tích nuôi tôm của huyện đảm bảo 100%", ông Ân chia sẻ.

Trong khi đó, tại vùng nuôi tôm có diện tích 10ha của HTX Thủy sản Mỹ Thành, xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ) cũng thoát dịch bệnh nhờ các ao nuôi được bố trí "giãn cách" và tuân thủ quy trình bảo vệ môi trường vùng nước nuôi, trong khi những diện tích nuôi tôm trong vùng bị bệnh tràn lan.

Theo ông Lê Đình Đức - Giám đốc HTX Thủy sản Mỹ Thành, trong những năm qua, trên địa bàn phát sinh nhiều diện tích nuôi tôm tự phát với kiểu nuôi "mạnh ai nấy nuôi", không quan tâm đến cộng đồng, dẫn đến môi trường vùng nước nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng làm phát sinh dịch bệnh. Thế nhưng đối với 10ha diện tích nuôi tôm của HTX vẫn bảo đảm an toàn trong vụ nuôi đầu năm 2021, tất cả các hồ nuôi đều có lãi.

Như trường hợp anh Đặng Văn Khanh, Trưởng ban Kiểm soát của HTX, với diện tích 2.500m2 ao nuôi, trong vụ nuôi đầu năm 2021 anh Khanh thu hoạch được 6 tấn tôm.

Với giá bình quân hiện nay 100.000 đồng/kg (khoảng 100 con), mỗi tấn tôm anh Khanh có thu nhập 100 triệu đồng. Sau khi trừ tất cả chi phí, mỗi tấn tôm anh Khanh còn lãi 40 triệu đồng. Như vậy, với 6 tấn tôm vừa thu hoạch, anh Khanh thu lãi được 240 triệu đồng

"Các hồ nuôi của HTX được chúng tôi bố trí "giãn cách" hồ cách hồ 100m, xử lý nguồn nước nuôi bảo đảm an toàn, nên môi trường nguồn nước nuôi không bị ô nhiễm. Nhờ đó, vụ nuôi vừa qua tất cả các ao nuôi của HTX đều thành công", ông Lê Đình Đức - Giám đốc HTX Thủy sản Mỹ Thành cho hay.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giao dịch nhà đất tăng nhẹ trong quý I/2024

Giao dịch nhà đất tăng nhẹ trong quý I/2024

Các tháng đầu năm 2024, làn sóng phục hồi thị trường nhà đất đang lan rộng. Tỷ lệ hấp thụ trên nguồn cung sơ cấp đạt gần 31%, tương đương với khoảng 6.200 giao dịch, tăng 8% so với quý trước và gấp đôi cùng kỳ năm trước.

Lần đầu tiên tổ chức lễ hội dừa sáp chỉ có ở Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức lễ hội dừa sáp chỉ có ở Trà Vinh

Lễ hội dừa sáp sẽ tổ chức vào cuối tháng 8 năm 2024 tại huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong khuôn khổ lễ hội diễn ra các hoạt động phong phú như hội thi chế biến 100 món ăn ngon từ dừa sáp, Tuần lễ Vu lan Thắng hội, hội chợ thương mại, trò chơi dân gian,...

Siêu thị bán khoai lang Nhật không lợi nhuận để hỗ trợ đầu ra cho nông dân

Siêu thị bán khoai lang Nhật không lợi nhuận để hỗ trợ đầu ra cho nông dân

Các siêu thị GO!, Big C, Tops Market, Bách Hóa Xanh đang bán khoai lang giống Nhật với giá không lợi nhuận, từ 10.000 đồng/kg để hỗ trợ đầu ra cho nông dân.

Aeon sẽ khai trương một loạt siêu thị mới tại Việt Nam

Aeon sẽ khai trương một loạt siêu thị mới tại Việt Nam

Đánh giá Việt Nam là thị trường trọng điểm, năm 2024, Aeon có kế hoạch mở mới đa dạng các điểm mua sắm với nhiều mô hình, quy mô khác nhau tại Việt Nam. Mới nhất, đại gia bán lẻ Nhật Bản này vừa khai trương một siêu thị nhỏ gọn tại TP.HCM.

"Bách Hóa Xanh năm nay sẽ có lãi" sau 8 năm lỗ

"Bách Hóa Xanh năm nay sẽ có lãi" sau 8 năm lỗ

Doanh thu quý 1 năm nay của Thế Giới Di Động (MWG) đạt 31.500 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Lãnh đạo MWG cho biết chuỗi Bách Hóa Xanh trong hệ sinh thái của công ty sẽ có lợi nhuận trong năm 2024.

Cách bán nông sản kiểu mới: Chỉ cần ngồi tại vườn, chốt đơn mỏi tay

Cách bán nông sản kiểu mới: Chỉ cần ngồi tại vườn, chốt đơn mỏi tay

Một chương trình livestream bán đặc sản, sản phẩm OCOP trên TikTok mang lại doanh thu 100 tỷ đồng cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, từ miền ngược đến miền xuôi. Đây là cách bán nông sản kiểu mới.