Bình luận: Đừng có tin Mark Zuckerberg hay Facebook!

Tiểu Đào (Theo The Guardian) Thứ tư, ngày 11/04/2018 21:04 PM (GMT+7)
Vào rạng sáng nay (10.4, theo giờ Việt Nam), CEO Facebook đã có một phiên điều trần dài 5 tiếng trước Thượng viện Mỹ với đầy những lời xin lỗi và hứa hẹn sửa sai. Tuy nhiên. theo học giả người Mỹ Zephyr Teachout, mọi người không nên tin vào "lời hứa, lời xin lỗi" của Mark Zuckerberg.
Bình luận 0

Bài viết thể hiện quan điểm của Zephyr Teachout - một học giả, nhà hoạt động chính trị người Mỹ. Bài viết được Dân Việt lược dịch và biên tập, chú thích.

----------------------------------------------------------------------------------------------

img

CEO Facebook Mark Zuckerberg trong buổi điều trần trước Thượng viện Mỹ. Ảnh: Getty.

Vào ngày thứ Ba (theo giờ Mỹ - PV), CEO Facebook Mark Zuckerberg đã phải ngồi vào ghế nóng. Bao quanh anh là các ống kính truyền thông. Không khí trong phòng và cả trên mạng xã hội Twitter rất căng thẳng. Cuối cùng, vị CEO với khuôn mặt đầy sự chần chừ đã phải trả lời câu hỏi.

Thế nhưng, việc điều trần đã thất bại giống như thể ban đầu nó đã được thiết kế như vậy. Chỉ sau vài giờ, vụ điều trần đã giúp Zuckerberg “thoát hiểm” được tình cảnh hiện tại. Đây chỉ là một sân khấu diễn kịch mang dáng dấp của một phiên điều trần và vở diễn mà Mark Zuckerberg trình bày là nhằm để làm lệch hướng và bối rối dư luận.

Mỗi thượng nghị sĩ chỉ có chưa đến 5 phút để chất vấn, đồng nghĩa với việc sẽ không có thời gian để hỏi chi tiết, không có cơ hội để khám phá hết sự thật đằng sau và nhiều thắc mắc bị bỏ ngỏ. So với phiên điều trần của Bill Gates (năm 1998 Bộ Tư Pháp và 20 bang trên đất Mỹ đã khởi kiện Microsoft với những cáo buộc về việc cạnh tranh trái phép - PV) kéo dài vài ngày hay phiên điều trần Kefauver (phiên điều trần do Thượng nghị sĩ bang Tennessee Estes Kefauver dẫn đầu điều tra về tội phạm có tổ chức giai đoạn 1950-1951 – PV) kéo dài hơn 1 năm, phiên điều trần của Mark Zuckerberg quá ngắn so với mức độ nghiêm trọng của sự việc.

Khoảnh khắc tồi tệ nhất với tất cả chúng ta, với tư cách là các công dân, là khi các nghị sĩ hỏi Zuckerberg rằng liệu anh có ủng hộ dự luật kiểm soát Facebook hay không. Tôi không quan tâm liệu vị CEO có ủng hộ  Đạo luật Quảng cáo Trung thực (Honest Ads), các luật bảo mật hay Quy định về Bảo vệ Dữ liệu Chung hay không. Với việc hỏi anh ta có ủng hộ hay phản đối dự thảo, các thượng nghị sĩ đã tôn Zuckerberg lên một vị thế  một nhà triết gia có sức ảnh hưởng đặc biệt tới việc kiểm soát Facebook – một việc đáng lẽ không nên xảy ra.

Được coi như là một tập đoàn độc quyền khổng lồ, Facebook đã làm rò rỉ ít nhất dữ liệu của 87 triệu người dùng để các bộ máy tuyên truyền nước ngoài và chủ nghĩa kỳ thị kéo dài lợi dụng. Chúng ta không nên “quỳ gối” mong Facebook phải tuân theo luật hay đợi chờ lời hứa tự kiểm soát của Mark Zuckerberg. Vị CEO này phải bị coi như một mối đe dọa cho nền dân chủ và các thượng nghị sĩ của chúng ta phải có một buổi điều trần thực sự.

Tuy nhiên, vẫn có những thượng nghị sĩ hiểu rõ rằng đây chỉ là một buổi diễn ra hành động phản ứng theo tính chất của buổi điều trần hôm qua. “Bản cam kết người dùng của anh là một đống rác”, thượng nghị sĩ John Kenndy tuyên bố. “Anh có phải là một kẻ độc quyền?”, thượng nghị sĩ Lindsey Graham hỏi (Zuckerberg trả lời một cách hài hước rằng anh ta không “cảm thấy” như vậy). Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal khẳng định chúng ta cần có luật chứ không phải lời hứa hay xin lỗi từ Facebook.

Bởi vì các thương nghị sĩ bị giới hạn bởi thời gian dưới 5 phút, Zuckerberg luôn cố tình câu giờ bằng những lời nói về sứ mệnh, triết lý hay những điều mà anh ta tin tưởng. Thực sự đã có những câu hỏi đánh đúng trọng tâm nhưng lại không có cơ hội để phát triển thêm. Bạn gần như có thể thấy rõ rằng, anh ta đã chuẩn bị rất tốt cho việc đong đếm thời gian và câu giờ đúng vào những lúc bị dồn vào “góc”.

Ví như như khi thượng nghị sĩ Hironi và Booker cùng đưa ra báo cáo của Julia Angwin từ ProProblica có nội dung chứng minh các nhà tuyển dụng và chủ cho thuê nhà sử dụng Facebook để quảng cáo mang tính phân biệt, Zuckerberg đã chống chế và nói những sự việc như thế này rất khó để phát hiện và Facebook vẫn phải phụ thuộc vào hành động “báo xấu” của người dùng.

Sự thật là các công cụ mà Facebook đưa ra khiến việc chủ nghĩa phân biệt dễ dàng phát tán. Với lợi nhuận độc quyền rất lớn, công ty này dễ dàng thuê thêm nhân sự để phát hiện, ngăn chặn chủ nghĩa phân biệt, kỳ thì nếu muốn. Thế nhưng, có vẻ Facebook không muốn làm việc này.

Hai thượng nghị sĩ Hironi và Booker đều có thể chỉ ra điều này. Thế nhưng, giống như những người khác, họ đều chỉ có vài phút để chất vấn. Về phía mình, Zuckerberg lại khéo léo câu giờ bằng các lời khen về việc câu hỏi của họ “quan trọng”, “thú vị” hay “thiết thực” như thế nào.

Trong phiên điều trần, nhiều câu hỏi lại có tính chất dò xét xem liệu Mark Zuckerberg là một người như thế nào, triết lý chính trị của anh ta tốt-xấu hay kỳ quặc. Với việc hỏi anh ta những thứ như giải quyết các nội dung có tính chất thù ghét như thế nào, chúng ta đang vô hình chung coi Zuckerberg là một vị lãnh đạo về tư tưởng. Bằng cách chấp nhận sự thất bại trong việc xử lý các quảng cáo mang tính phân biệt kỳ thị, chúng ta đang đối xử với vị CEO này như người có trái tim nhân hậu với khả năng làm điều tốt hạn chế chứ không phải một kẻ ăn cướp tạo nên một đế chế độc quyền và làm giàu hàng tỷ USD từ dữ liệu người dùng.

Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần phải bắt Facebook chịu trách nhiệm cho việc truyền bá tư tương phân biệt kỳ thị. Trong hoàn cảnh chúng ta vẫn chưa biết hoàn toàn về Facebook và thuật toán, cách sử dụng thông tin người dùng,... của công ty này, thứ cấp thiết nhất hiện giờ là một buổi điều trần thực sự: không bị giới hạn thời gian hay câu hỏi!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem