Thứ năm, 25/04/2024

Bộ Công Thương dùng phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước

05/06/2022 1:00 PM (GMT+7)

Theo Bộ Công Thương, việc sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước và phát triển các thị trường xuất khẩu.


Bộ Công Thương dùng phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước - Ảnh 1.

Hiện Việt Nam đang tham gia 15 FTA trong đó có nhiều FTA thế hệ mới. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu nhưng đồng thời cũng tạo sức ép cạnh tranh cho các ngành sản xuất trong nước trước những mặt hàng cùng loại nhập khẩu từ nước ngoài được hưởng thuế ưu đãi.

Sử dụng phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước

Nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước, đến nay Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra, áp dụng 25 vụ việc phòng vệ thương mại. Trong đó có 16 vụ chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 6 vụ việc tự vệ và 2 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Trong đó Bộ Công Thương áp thuế phòng vệ thương mại lên tới 47,64% đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan trong vòng 5 năm, từ tháng 6/2021. Biện pháp này đã khiến đường Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam giảm tới 70% (so với năm 2020) ngay trong năm 2021. Sang I/2022, đường Thái Lan xuất khẩu vào Việt Nam tiếp tục giảm mạnh 83% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống chỉ còn 33.682 tấn và là mức thấp nhất kể từ năm 2019.

Nhờ vậy, ngành mía đường trong nước đã phục hồi trở lại. Theo Hiệp hội Mía Đường Việt Nam (VSSA), trong niên vụ 2021-2022, giá thu mua mía của các nhà máy tăng từ 100 – 200 nghìn đồng/tấn, ngang bằng giá mua mía của nông dân Indonesia, Philippines.

Bên cạnh đó, ngày 5/5/2022, Bộ Công Thương cũng đã quyết định sẽ tiếp tục giữ nguyên việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Các biện pháp biện pháp phòng vệ thương mại như trên là công cụ mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các FTA đã tạo ra, cho phép các thành viên sử dụng để hạn chế nhập khẩu trong những trường hợp nhất định, nhằm bảo vệ thị trường nội địa trước các tác động tiêu cực từ các FTA.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn 2016-2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam đã có sự tăng trưởng tương đối mạnh mẽ, trong đó năm 2021 đã vượt mốc 300 tỷ USD (đạt 332,2 tỷ USD) với mức tăng vọt 26,5% so với năm 2020.

Còn trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 152,2 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, các quốc gia có FTA với Việt Nam vẫn là các thị trường nhập khẩu chính.

Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam đang phát huy vai trò của các biện pháp phòng vệ thương mại như một công cụ để bảo đảm môi trường thương mại công bằng, nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước và lao động, việc làm, bảo đảm an ninh kinh tế và an sinh xã hội.

Nhờ công cụ phòng vệ thương mại, nhiều doanh nghiệp thuộc một số ngành kinh tế đã cải thiện đáng kể tình hình sản xuất kinh doanh, thoát khỏi thua lỗ và từng bước ổn định sản xuất như đường mía, phân bón, sắt thép, sợi...

Hỗ trợ doanh nghiệp Việt ứng phó với các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Tương tự như vậy, tính đến hết tháng 4/2022, đã có 212 vụ việc phòng vệ thương mại được điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra các nước trên thế giới. Từ đầu năm 2020 đến nay, dù hoạt động thương mại bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, số vụ khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại với Việt Nam vẫn tăng lên đáng kể. Trung bình gần 20 vụ trong 2 năm 2020-2021, tăng cao so với mức bình quân 12 vụ/năm của giai đoạn 3 năm trước đó.

Những vụ kiện này hầu hết đến từ những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, Canada, Australia, Ấn Độ… và cả những quốc gia láng giềng như Malaysia, Indonesia, Thái Lan… Hầu hết đều khởi xướng khi nhận thấy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam vào các quốc gia này tăng sau khi các FTA được ký kết, hoặc do nhận thấy các dấu hiệu lẩn tránh phòng vệ thương mại của quốc gia thứ 3 thông qua Việt Nam.

Trong đó có thể kể đến những vụ điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại từ Mỹ đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, như tủ gỗ (khởi xướng từ ngày 24/5), với mặt hàng ống thép dạng vuông/chữ nhật và ống thép dạng tròn có đường hàn (Mỹ nhận đơn đề nghị điều tra từ ngày 25/5), mặt hàng thép không gỉ (khởi xướng ngày 15/5/2020 và gia hạn lần thứ 4 ngày 5/5/2022), mặt hàng mật ong (có kết luận của Bộ Thương mại Mỹ ngày 8/4/2022).

Ngoài ra còn có thể kể đến vụ việc điều tra tự vệ với sản phẩm sợi vải nhập khẩu từ Việt Nam của Indonesia (khởi xướng ngày 25/4/2022), hay vụ Philippine điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với nhựa mật độ thấp (LLDPE) nhập khẩu từ Việt Nam (có kết luận chính thức ngày 21/4/2022)…

Xu hướng điều tra phòng vệ thương mại với hàng hóa từ Việt Nam bắt đầu tăng lên khi Việt Nam trở thành một trong số 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới. Với mức tăng trưởng bình quân 11,7%/năm trong giai đoạn 2016-2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt 281,5 tỷ USD năm 2020 và đạt 336 tỷ USD vào năm 2021.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có FTA trong năm 2021 vẫn có sự tăng trưởng khả quan. Ví dụ như Trung Quốc tăng 15%, Liên minh châu Âu (EU) tăng 14%, Hàn Quốc tăng 15,8%, Ấn Độ tăng 21%, New Zealand tăng 42,5%...

Đối với việc kháng kiện phòng vệ thương mại từ các nước đối tác, nhằm hỗ trợ và bảo vệ các doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp. Trong đó có việc sớm cung cấp thông tin về các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp thông tin tình hình sản xuất trong nước với nước ngoài, xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sắp xếp tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm phổ biến kiến thức luật pháp về phòng vệ thương mại cho các doanh nghiệp, nhằm giúp các doanh nghiệp chủ động phòng tránh và có thể ứng phó xử lý kịp thời khi bị điều tra để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

Phòng vệ thương mại bao gồm 3 biện pháp chính là chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Các biện pháp chống lẩn tránh PVTM được áp dụng khi một quốc gia chứng minh được hàng hóa nguyên liệu từ nước đang bị áp thuế được xuất khẩu, gia công thêm ở một nước thứ ba với giá trị gia tăng không đáng kể.

Nội dung PVTM trong các FTA cơ bản đều dựa trên các Hiệp định tương ứng trong khuôn khổ WTO. Đa số quy định về PVTM trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia liên quan đến biện pháp tự vệ nội khối (chỉ áp dụng trong phạm vi các nước tham gia hiệp định) và yêu cầu minh bạch hóa khi áp dụng các biện pháp PVTM.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.