Bộ Công Thương lấy ý kiến về việc miễn trừ thuế CBPG với thép Trung Quốc

Thanh Phong Thứ ba, ngày 06/04/2021 15:51 PM (GMT+7)
Mới đây, sau khi nhận được đơn đề nghị về việc miễn trừ thuế chống bán phá giá (CBPG), Bộ Công Thương đã có khuyến nghị các công ty sản xuất thép cung cấp thông tin về một số sản phẩm thép Trung Quốc dùng để chế tạo lưỡi cưa.
Bình luận 0

Trước đó, vào ngày 21/12/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 3390/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nguội (ép nguội) dạng cuộn hoặc tấm có xuất xứ từ nước Trung Quốc (vụ việc AD08). Trong đó, một số sản phẩm dùng để sản xuất lưỡi cưa.

Hiện nay, theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại, cơ quan này đã nhận được đơn đề nghị miễn trừ đối với sản phẩm thép cán nguội.

"Cụ thể, sản phẩm được đề nghị miễn trừ là thép không hợp kim (Hàm lượng carbon >0,25% tính theo trọng lượng), dạng đai và dải, không gia công quá mức cán nguội, chưa sơn, tráng phủ hoặc mạ; độ dày: 0,55mm - 1,25mm, chiều rộng: 12 mm - 125 mm.

Sản phẩm có đặc tính vật lý: Độ kéo dãn 132-145kg/mm. Độ cứng từ 43-48 HRC. Về thành phần hóa học: Carbon 0,65%; Silic từ 0,22-0,23%; Mangan từ 0,98-1,03%; Photpho từ 0,0015-0,017%; Lưu huỳnh từ 0,001-0,016%. Sản phẩm có kích thước: Độ dày từ 0,55-1,25mm; độ rộng từ 12-125mm; dạng cuộn; tiêu chuẩn kỹ thuật: Grade 65Mn; GB 9060-88 và JB/T 8087-1999. Mục đích sử dụng của sản phẩm là sản xuất lưỡi cưa gỗ. Mã HS: 7211.29.20", đại diện Cục Phòng vệ thương mại cho hay.

Bộ Công Thương lấy ý kiến về việc miễn trừ thuế CBPG với thép Trung Quốc - Ảnh 1.

Nhiều doanh nghiệp đang đề nghị xem xét miễn trù biện pháp CBPG với thép cán nguội xuất xứ Trung Quốc.

Theo đó, việc các doanh nghiệp cung cấp thông tin nhằm giúp cơ quan lý có căn cứ xem xét đề nghị miễn trừ (có hạn chế về khối lượng, số lượng hàng hóa được miễn trừ, mục đích được miễn trừ) của các sản phẩm trên.

"Cục Phòng vệ thương mại đề nghị các công ty sản xuất sản phẩm thép nói trên liên hệ với Cục và cho ý kiến về việc miễn trừ đối với sản phẩm này. Thông tin xin được gửi về Cục Phòng vệ thương mại trước ngày trước ngày 21/4/2021", đại diện Cục Phòng vệ thương mại thông tin thêm.

Được biết, thời gian qua, giá thép thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tăng mạnh. Theo đó, nguyên nhân lớn là do giá quặng sắt tăng cao bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà sản xuất thép Trung Quốc. Giá quặng sắt tăng gây khó khăn cho ngành thép bởi làm giảm lợi nhuận từ sản xuất thép.

Chiến dịch giảm tốc độ sản xuất thép của Trung Quốc được cho là sẽ góp phần hạ nhiệt thị trường quặng sắt, là điều mà ngành sản xuất thép khắp nơi trên thế giới luôn kỳ vọng.

Mặt khác, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sắt thép lớn nhất của Việt Nam nên việc ngành thép nước này kiểm soát sản lượng sẽ tạo cơ hội cho xuất khẩu thép của nước ta gia tăng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm nay, lượng sắt thép các loại xuất khẩu của cả nước đạt 1,69 triệu tấn, trị giá gần 1,15 tỷ USD tăng 44% về lượng và gần 76% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắt thép lớn nhất của Việt Nam với hơn 300.000 tấn, trị giá hơn 145 triệu USD.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem