Thứ ba, 16/04/2024

Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu 2 kịch bản phân giao tổng nguồn xăng dầu năm 2023

22/11/2022 3:14 PM (GMT+7)

Hai kịch bản phân giao tổng nguồn xăng dầu năm 2023 tăng 10% và 15% so với năm 2022

Ngày 22-11, Bộ Công Thương cho biết Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì cuộc họp về kế hoạch phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 và rà soát, đề xuất nội dung sửa đổi Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, diễn ra ngày 21-11.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, cùng với các bài học điều hành, quản lý vừa qua, cần có cách tiếp cận nhanh và thích ứng hơn.

Về phân giao tổng nguồn xăng dầu năm 2023, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu việc phân giao cần dựa trên con số thực hiện của năm 2022 và tính toán trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% trở lên. Như vậy, con số phân giao năm 2023 tăng khoảng 10% so với số thực hiện của năm 2022. 

Bộ trưởng Bộ Công Thương nêu 2 kịch bản phân giao tổng nguồn xăng dầu năm 2023 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp

Trước nhu cầu thực tế của nền kinh tế, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng cần phải có phương án 2 để chủ động trong mọi tình huống, tăng hơn 15% so với số thực hiện của năm 2022.

Về phía doanh nghiệp, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), đề xuất cần bổ sung thêm nên có sự phân giao theo quý, tháng để kiểm soát việc tổ chức, tiến độ thực hiện. Lãnh đạo Petrolimex cho rằng các thương nhân đầu mối phải bình đẳng, đã là thương nhân đầu mối thì trách nhiệm như nhau. Đồng thời, nhất trí với phương án kế hoạch phân giao tăng thêm 10% và 15% theo các kịch bản tương ứng.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho biết trước đây việc phân giao tổng nguồn xăng dầu được thực hiện cho cả năm. Vào từng tháng, quý, 6 tháng, Bộ Công Thương đều có rà soát để nắm tình hình, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Theo ông Đỗ Thắng Hải, năm 2023, Bộ Công Thương sẽ thực hiện phân giao theo quý, tháng, nhưng việc phân giao là bước đầu, Bộ không cứng nhắc mà linh hoạt theo thực tế. Kế hoạch phân giao sản lượng cả năm cho các doanh nghiệp được phân bổ chi tiết tới từng tháng, quý là cơ sở cho việc bảo đảm nguồn cung và công tác thanh tra, kiểm tra của các lực lượng chức năng.

Từ các ý kiến đóng góp tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đưa ra 2 kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023. Kịch bản 1, tỉ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25,9 triệu m3, tấn; kịch bản 2 tăng trưởng 15%, tương đương 26,76 triệu m3, tấn.

Theo lãnh đạo Bộ Công Thương, sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý. Mỗi tháng quý căn cứ vào số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý sẽ áp dụng từ 1-1-2023 để có điều chỉnh phù hợp.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh việc phân giao này phải căn cứ kế hoạch sản xuất của nhà máy trong nước, nhất là kế hoạch duy tu bảo dưỡng định kỳ để có sự điều chỉnh kịp thời. Bộ trưởng cũng đề nghị các doanh nghiệp đầu mối thường xuyên báo cáo phản ánh những chi phí thực tế phát sinh để cập nhật với Bộ Tài chính.

Về vấn đề sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83, Bộ Công Thương cho biết đã ghi nhận ý kiến của hiệp hội và các doanh nghiệp đầu mối về những nội dung cần sửa đổi.

 Bộ Công Thương cũng đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD ngân hàng tiếp tục lập đỉnh

Giá USD tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hôm nay tiếp tục tăng mạnh, có nhà băng đẩy giá bán lên mức đỉnh 25.348 đồng/USD, thiết lập đỉnh cao mới. Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước cũng nâng tỷ giá trung tâm.

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến thực phẩm mất an toàn vệ sinh và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. TP.HCM tăng cường thanh kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn lại tăng "sốc", lên lại mốc 77 triệu đồng

Giá vàng nhẫn trong nước lại vừa quay đầu tăng mạnh, có thương hiệu tăng giá vàng nhẫn tới 1 triệu đồng mỗi lượng, đưa giá bán ra vượt mốc 77 triệu đồng/lượng.

Sẽ thí điểm giá điện hai thành phần

Sẽ thí điểm giá điện hai thành phần

Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) mới thông tin về đề xuất thí điểm giá điện hai thành phần gồm giá công suất và giá điện năng trong năm nay của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Thị trường khách sạn chờ khách quốc tế để phục hồi

Thị trường khách sạn chờ khách quốc tế để phục hồi

Việc phục hồi của thị trường du lịch khiến phân khúc khách sạn tại TP.HCM thoát cảnh ảm đạm. Tuy nhiên, phân khúc này vẫn trông chờ nhiều vào thị phần khách quốc tế.

Trời nóng bức, dừa tươi tăng giá

Trời nóng bức, dừa tươi tăng giá

Vào giữa tháng 4 này, tiết trời nóng bức, giá dừa tươi đã tăng từ 50.000 đồng - 60.000 đồng/chục (12 trái) tháng trước lên 70.000 đồng - 80.000 đồng/chục.