Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đối mặt với bài toán huy động nguồn lực

Phi Long Thứ tư, ngày 14/06/2017 15:06 PM (GMT+7)
Theo chương trình dự kiến, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ chủ trì điều hành phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng vào cuối giờ chiều nay.
Bình luận 0

img

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư sẽ lên “ghế nóng” cuối giờ chiều nay (ảnh IT)

Nhóm vấn đề trọng tâm trong phiên chất vấn bao gồm: Giải pháp cụ thể để huy động các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển; Việc phân bổ, thông báo kế hoạch vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước; tăng cường quản lý, kiểm soát, tránh lãng phí trong đầu tư công; Trách nhiệm của bộ, ngành trong việc thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng còn có thêm buổi sáng ngày mai (15.6) để giải trình các vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu ra.

Trong cuộc trao đổi với báo chí chiều ngày 26.5.mới đây, Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định mục tiêu tăng trưởng 6,7% khó nhưng khả thi. Quan trọng là Chính phủ, các Bộ ngành và địa phương cùng nỗ lực, quyết liệt thực hiện các giải pháp đồng bộ.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, năm 2017 là năm thứ hai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Năm hết sức quan trọng hay năm bản lề của Kế hoạch. Năm 2016, tăng trưởng của Việt Nam đạt 6,21%, ở khía cạnh hội nhập, nếu chúng ta không phát triển nhanh hơn thì chúng ta sẽ tụt hậu so với các nước trong khu vực. Tăng trưởng sẽ tạo nguồn lực phát triển, tạo việc làm, đóng góp ngân sách cho chi tiêu an sinh xã hội, góp phần ổn định xã hội, ổn định chính trị.

Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,7% là cao, không thực hiện được nhưng đây là mục tiêu kiên định của Quốc hội, Chính phủ trong các nghị quyết của mình. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cơ sở để nói khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% là bối cảnh quốc tế gần đây có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực, tăng trưởng thương mại, các dự báo quốc tế đều đánh giá tình hình thế giới trong ngắn hạn có dấu hiệu phục hồi, các tác động đến nền kinh tế Việt Nam đều mở.

Trong nước, nông nghiệp đang phục hồi và tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại nông nghiệp. Các dòng đầu tư đang phục hồi, du lịch tăng trưởng tốt, thu ngân sách địa phương đạt khá, xuất khẩu và ngành công nghiệp chế biến chế tạo có nhiều dấu hiệu tốt. Đây là cơ sở để hi vọng và tự tin phấn đấu giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng đề ra.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, giải pháp cơ bản của Chính phủ trong dài hạn là phải duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, cùng với đó là mở rộngthị trường xuất khẩu, xây dựng thị trường trong nước. Hiện trong xuất khẩu, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đàm phán tổng cộng 16 Hiệp định thương mại tự do.

Thế giới đang cấu trúc lại thị trường, hệ thống phân phối, cung ứng, nếu Việt Nam nâng cao năng lực, năng suất lao động, chúng ta có thể hội nhập sâu, tận dụng cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với đó, trong nước là thị trường hơn 90 triệu dân với nhu cầu tiêu dùng rất lớn. Giải pháp trong ngắn hạn của Chính phủ là tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.

Hiện nay, Chính phủ đang giao Bộ KHĐT xây dựng một chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trong đó đưa ra các kịch bản về tăng trưởng, hệ thống các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn, dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6.2017.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, hướng vào chất lượng tăng trưởng, bền vững chứ không phải chạy theo số lượng tăng trưởng. Tái cơ cấu mới là tiền đề nhanh, bền vững chứ không phải tăng trưởng bằng mọi giá.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem