"Bom nợ" Evergrande của Trung Quốc sẽ tác động như thế nào đến Việt Nam?

Theo Thiên Lý Thứ tư, ngày 22/09/2021 16:12 PM (GMT+7)
Thị trường hồi phục khá mạnh sau phiên rơi điểm đầu tuần cho thấy tâm lý của nhà đầu tư đã vững vàng hơn.
Bình luận 0

Kết phiên giao dịch 22/9, VN-Index tăng 10,84 điểm (0,81%) lên 1.350,68 điểm, HNX-Index tăng 4,45 điểm (1,24%) lên 363,43 điểm. UPCoM-Index tăng 0,88 điểm (0,91%) lên 97,85 điểm.

img

VN-Index tăng 10,84 điểm (0,81%) lên 1.350,68 điểm.

Thanh khoản thị trường giảm mạnh so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 24.983 tỷ đồng.

Sắc xanh lan tỏa cuối phiên chiều kéo VN-Index chạm mốc 1.350 điểm. Thị trường có sự hỗ trợ đồng thuận của nhóm vốn hóa lớn, vừa và nhỏ, từ đó lấy lại hoàn toàn điểm số đã mất trong phiên đầu tuần.

BVH tăng 6%. PNJ, VNM, MSN đều tăng bứt phá. Đáng chú ý là cổ phiếu VNM của Vinamilk lâu nay khá trầm lắng thì hôm nay tăng vọt 3% lên 91.500 đồng. 

Cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục là tâm điểm của thị trường và điều này đã giúp cho chỉ số HNX-Index, HNX30-Index tăng nổi trội.

Ở chiều ngược lại, nhóm ngân hàng hôm nay lại tác động tiêu cực nhiều nhất tới thị trường. Chốt phiên VIB, CTG và ACB lấy đi của VN-Index nhiều điểm nhất.

Có thể nói, sau phiên giao dịch bị ảnh hưởng bởi sự kiện "bom nợ" Evergrande của Trung Quốc, hôm nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã hồi phục. Tuy nhiên dòng tiền vẫn khá dè dặt bởi nỗi lo sợ vẫn hiện hữu.

img

Thị trường chứng khoán cần cảnh giác với những mối lo về kinh tế.

Theo nhận định của một chuyên gia phân tích vĩ mô tại một công ty chứng khoán, trường hợp của Evergrande là hồi chuông cảnh tỉnh sớm và tốt đối với Việt Nam.

“Mặc dù cả Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính đều đang theo dõi sát dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản thông qua tín dụng và kênh trái phiếu, nhưng Việt Nam cần phải cảnh giác với hiện tượng tập trung nguồn lực xã hội quá lớn vào một vài doanh nghiệp bất động sản lớn, bởi một khi một Evergrande Việt Nam xuất hiện, nó sẽ gây hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế Việt Nam”.

Điều quan trọng là Việt Nam cần có chính sách để đổi mới mô hình phát triển, khuyến khích sự phát triển của nhiều ngành kinh tế để nền kinh tế không bị phụ thuộc lớn vào ngành bất động sản như hiện nay”, vị này nói.

Với thị trường chứng khoán Việt Nam, dù tác động không kéo dài như thị trường chứng khoán các nước nhưng với vai trò là "hàn thử biểu" của nền kinh tế thì khi kinh tế "hắt hơi sổ mũi" chắc chắn thị trường cũng sẽ "ốm" theo. Và nhà đầu tư sẽ là những người bị ảnh hưởng đầu tiên.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem