Thứ ba, 16/04/2024

Bong bóng đồng hồ xa xỉ sắp vỡ?

27/01/2023 1:00 PM (GMT+7)

Thị trường đồng hồ cao cấp khởi đầu năm 2022 ở mức cao nhưng lại liên tục xuống dốc sau đó.

Theo trang tin Financial Times, giá thị trường thứ cấp của nhiều thương hiệu đồng hồ xa xỉ đã tăng lên mức cao kỷ lục trong quý I/2022. Tuy nhiên, từ khi bước sang quý II cùng năm, giá mặt hàng này đã bắt đầu giảm mạnh và vẫn duy trì trạng thái giảm liên tục cho đến đầu năm nay.

Điều này khiến một số người bắt đầu nghi ngờ bức tranh thịnh vượng của thị trường đồng hồ cao cấp những năm gần đây sắp trở thành bong bóng.

Thực tế, nếu giá các loại đồng hồ cao cấp có thể quay lại con số như định giá hoặc thậm chí thấp hơn, đó chắc chắn là niềm vui của hầu hết người tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu xét từ độ nóng của thị trường, dù giá đã giảm mạnh, vẫn còn một chặng đường rất dài trước khi bong bóng vỡ.

Bong bóng đồng hồ xa xỉ sắp vỡ? - Ảnh 1.

Biểu đồ giá trị thị trường của đồng hồ Rolex cũ giai đoạn 2020-2022. Ảnh: WatchCharts.

Theo số liệu của công ty nghiên cứu khảo sát thị trường đồng hồ cao cấp WatchCharts, Rolex là thương hiệu có chỉ số thị trường hoạt động kém nhất, khi giá trị bán lại của hãng này giảm tới gần 30% trong năm 2022. Theo sau đó là Tudor với mức giảm 11,5%.

Nếu so sánh với những tài sản đầu tư khác như Bitcoin (-52%) hay Ark Innovation ETF (-44,5%), Rolex có thể vẫn vượt trội hơn nhiều. Tuy nhiên, hiệu suất đầu tư của hãng đồng hồ này trong năm lại kém linh hoạt khi so sánh với vàng (-1%) và trái phiếu kho bạc Mỹ (-5%).

Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến thị trường bán lại đồng hồ xa xỉ tụt dốc, nhưng lý do chính lại đến từ Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Vào năm 2021, các cửa hàng cầm đồ tại nước này làm ăn phát đạt và khiến giá bán lại của những chiếc đồng hồ hàng hiệu trong nước liên tục được đẩy lên cao, thậm chí lan ra cả quốc tế.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán và bất động sản rớt giá sau đó đã kéo theo thị trường bán lại đồng hồ xa xỉ lao đao. Nạn nhân giàu có đầu tiên là bộ sưu tập Rolex Daytona, sau đó là Patek Philippe Nautilus. Thậm chí, giá chiếc Patek Philippe Nautilus 5711A còn giảm từ mức đỉnh 237.700 USD xuống còn 192.800 USD, tương đương mức giảm ròng gần 20%.

Nhận xét về điều này, ông Robin Swithinbank - nhà báo chuyên viết về đồng hồ nổi tiếng quốc tế - cho rằng không nên quá lo lắng về vấn đề giảm giá của các thương hiệu nổi tiếng như Rolex, Audemars Piguet (AP) hay Patek Philippe (PP). Theo ông, đây chỉ là cơ chế điều chỉnh giá bình thường của thị trường, vì giá bán lại của các thương hiệu đồng hồ xa xỉ đã tăng quá nhanh trong giai đoạn trước đó.

Theo ông Swithinbank, không nên liên hệ thị trường bán lại của đồng hồ xa xỉ với thị trường tiền điện tử vì chúng có sự khác biệt về bản chất.

Cụ thể, đồng hồ cao cấp có giá cả cơ bản, chức năng thực tế, cũng như có thể gắn liền với các đặc điểm của người đeo. Chính những yếu tố này đã tạo ra giá trị thị trường của một chiếc đồng hồ, do đó thị trường này sẽ không thể rơi xuống mức mất hết giá trị trong một thời gian ngắn. Thậm chí, thị trường thứ cấp của mặt hàng này còn được đánh giá có không gian tăng trưởng rất lớn.



Bong bóng đồng hồ xa xỉ sắp vỡ? - Ảnh 2.

Thị trường bán lại của đồng hồ cao cấp vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Ảnh: CNN.

Theo báo cáo về ngành công nghiệp đồng hồ năm 2021 của McKinsey và Business of Fashion, giá trị thị trường đồng hồ cũ đã đạt 19 tỷ USD vào năm 2019. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải mức đỉnh. Dự kiến đến năm 2025, giá trị thị trường này sẽ tăng lên 32 tỷ USD, do đó sự sụt giảm hiện nay vẫn nằm trong phạm vi có thể chấp nhận.

Ông Tim Stracke - Giám đốc nền tảng giao dịch trực tuyến đồng hồ cũ Chrono24 - cũng đưa ra đánh giá tương tự, ông cho rằng giá các loại đồng hồ này giảm trong thời gian qua là do thị trường không thể tiếp tục chấp nhận những con số phóng đại trước đó, tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng điều chỉnh bình thường.

Nếu quan sát xa hơn, giá hiện nay của bộ sưu tập Rolex Daytona và AP Royal Oak vẫn cao hơn hồi tháng 12/2021. Có thể thấy giá các loại đồng hồ nổi tiếng đã giảm, nhưng mức độ được ưa chuộng sẽ không mất đi trong một sớm một chiều.

Theo Financial Times

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Sản xuất sợi vải spandex từ mía và bắp tại Việt Nam, tập đoàn Hàn Quốc ôm tham vọng lớn

Hyosung đang thực hiện kế hoàn thiện chuỗi sản xuất từ nguyên liệu đến thành phẩm ở Việt Nam nhằm biến thành nhà cung cấp sợi vải spandex lớn nhất thế giới.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (16/4): Nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (16/4): Nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi

Khả năng phiên giao dịch hôm nay (16/4) thị trường sẽ tiếp tục quán tính giảm điểm, do đó, chuyên gia khuyến nghị các nhà đầu tư không nên hoảng loạn bán đuổi trong các phiên giảm điểm mạnh, mà nên giữ tâm lý ổn định, chờ đợi những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục.

3 mã cổ phiếu "vua" có khối lượng giao dịch khủng trong phiên VN-Index lao dốc gần 60 điểm

3 mã cổ phiếu "vua" có khối lượng giao dịch khủng trong phiên VN-Index lao dốc gần 60 điểm

Khối lượng giao dịch của 3 mã cổ phiếu SHB, MBB và CTG lên tới hơn 1.000 tỷ đồng/mã trong phiên giao dịch hôm nay (15/4).

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền

"Ông lớn" Xây dựng Hòa Bình nợ BHXH người lao động 10 tháng liền

Theo công bố của Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, tính đến hết tháng 3/2024, "ông lớn" Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) đã chậm thanh toán 10 tháng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động, với khoản nợ hơn 38 tỷ đồng.

Tập đoàn điện tử Nhật Bản dồn thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

Tập đoàn điện tử Nhật Bản dồn thêm nửa tỷ USD vào Việt Nam

Meiko Electronics dành ra 500 triệu USD để xây nhà máy thứ 5 và 6 của tập đoàn tại Việt Nam để sản xuất bảng mạch in điện tử (PCB). Đến năm 2030, số lao động dự kiến sử dụng khoảng 3.000 người, kỳ vọng nộp ngân sách khoảng 200 tỷ đồng/năm.

OCB lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

OCB lên kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 24.717 tỷ đồng, chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu

Năm 2024, OCB đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ thêm 4.168 tỷ đồng lên 24.717 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 6.885 tỷ đồng, tăng 66% so với kết quả năm 2023 và chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu.