“Bóng ma” từ cú trừng phạt tài chính mới của Mỹ sẽ thiêu rụi mối quan hệ hợp tác song phương của Nga

Huỳnh Dũng Thứ bảy, ngày 24/09/2022 14:17 PM (GMT+7)
Bóng ma về các biện pháp trừng phạt tài chính mới của Mỹ có thể kìm hãm các hoạt động kinh tế khác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, khi công cuộc thương mại song phương đang gia tăng giữa hai bên lại đang bị giám sát ngày càng nhiều.
Bình luận 0

Mỹ kỳ vọng sẽ có thêm nhiều ngân hàng cắt hệ thống thanh toán Mir của Nga

Hôm 20/9, hai ngân hàng cho vay lớn của Thổ Nhĩ Kỳ là Isbank và Denizbank đã thông báo riêng rằng, họ đã đình chỉ việc sử dụng hệ thống thanh toán Mir của Nga, sau khi một cuộc đàn áp mới của Mỹ đối với những tổ chức, cá nhân tài chính bị cáo buộc giúp Moscow thực hiện trốn tránh các lệnh trừng phạt trong cuộc chiến ở Ukraine.

Cụ thể trước đó vào ngày 16/9, Hoa Kỳ đã trừng phạt giám đốc điều hành của Hệ thống thanh toán thẻ quốc gia của Ngân hàng Trung ương Nga (NSPK), người điều hành hệ thống thanh toán Mir.

Nga đã tuyên bố sẽ mở rộng hệ thống thanh toán Mir của mình ở những quốc gia được gọi là thân thiện khi các lệnh trừng phạt của phương Tây cố gắng đóng cửa hệ thống tài chính quốc tế của họ trong cuộc chiến chống Ukraine. Ảnh: @AFP.. Ảnh: @AFP.

Nga đã tuyên bố sẽ mở rộng hệ thống thanh toán Mir của mình ở những quốc gia được gọi là thân thiện khi các lệnh trừng phạt của phương Tây cố gắng đóng cửa hệ thống tài chính quốc tế của họ trong cuộc chiến chống Ukraine. Ảnh: @AFP.. Ảnh: @AFP.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết, họ đã đưa vào danh sách đen 22 cá nhân, trong đó có 4 giám đốc điều hành tài chính, những người có hành động có thể hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga, bằng cách giúp nước này trốn tránh các lệnh trừng phạt tài chính áp đặt lên Nga sau cuộc chiến tại Ukraine. Bốn người trong đó có bao gồm cả Vladimir Komlev, người đứng đầu NSPK. Mỹ cho rằng, họ đang tìm cách buộc chính phủ Nga phải chịu trách nhiệm về cuộc tấn công ngày 24 tháng 2 và cuộc chiến tranh chống lại Ukraine.

Hai ngân hàng tư nhân của Thổ Nhĩ Kỳ ngừng sử dụng hệ thống thanh toán Mir của Nga và ba ngân hàng công chịu áp lực phải tuân theo

Sau đòn mạnh tay này, giờ đây, hai trong số năm ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ đã ngừng sử dụng hệ thống thanh toán Nga Mir, phản ánh nỗ lực của họ nhằm tránh sự giao thoa tài chính giữa phương Tây và Nga, bởi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có lập trường ngoại giao cân bằng.

İşbank và DenizBank là hai trong năm ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với VakıfBank, Ziraat Bank và Halkbank thuộc sở hữu nhà nước, là những thành viên của hệ thống thanh toán Mir do ngân hàng trung ương Nga phát triển như một giải pháp thay thế trong nước cho Visa và Mastercard. Hai trong số đó - DenizBank thuộc sở hữu của UAE và Halkbank - đã đăng ký với Mir sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin, tiến hành cuộc chiến tại Ukraine vào tháng 2.

İşbank và DenizBank là hai trong năm ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với VakıfBank, Ziraat Bank và Halkbank thuộc sở hữu nhà nước, là những thành viên của hệ thống thanh toán Mir do ngân hàng trung ương Nga phát triển như một giải pháp thay thế trong nước cho Visa và Mastercard.

İşbank và DenizBank là hai trong năm ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với VakıfBank, Ziraat Bank và Halkbank thuộc sở hữu nhà nước, là những thành viên của hệ thống thanh toán Mir do ngân hàng trung ương Nga phát triển như một giải pháp thay thế trong nước cho Visa và Mastercard. Ảnh: @AFP.

Động thái này cũng diễn ra sau khi có cảnh báo, lần đầu tiên được báo cáo trên tờ Financial Times vào tuần trước rằng, các quan chức phương Tây đang có kế hoạch tăng áp lực lên Thổ Nhĩ Kỳ về nguy cơ Nga trốn tránh lệnh trừng phạt ở nước này, và Mỹ đang coi hệ thống Mir như một cửa hậu tiềm năng cho giao dịch tài chính bất hợp pháp.

Khi được yêu cầu bình luận về động thái mới, Denizbank cho biết: "Chúng tôi hiện không thể cung cấp dịch vụ" trên Mir. Ngân hàng phải "hành động phù hợp với các quy định xử phạt quốc tế".

Còn người phát ngôn của İşbank, một ngân hàng cho vay tư nhân cho biết họ đã tạm ngừng sử dụng mạng thanh toán Mir của Nga, trong khi cũng đánh giá hướng dẫn mới từ Mỹ. "Các bước mà các ngân hàng này thực hiện rất có ý nghĩa. Cắt bỏ Mir là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ ngân hàng khỏi rủi ro trừng phạt đến từ việc kinh doanh với Nga", một quan chức Mỹ giấu tên cho biết. "Chúng tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều ngân hàng cắt đứt Mir, vì họ không muốn có nguy cơ đứng về phía sai trái trong các lệnh trừng phạt của liên minh phương Tây".

Mỹ đang coi hệ thống Mir như một cửa hậu tiềm năng cho giao dịch tài chính bất hợp pháp. Ảnh: @AFP.

Mỹ đang coi hệ thống Mir như một cửa hậu tiềm năng cho giao dịch tài chính bất hợp pháp. Ảnh: @AFP.

Một lần nữa, có thể thấy tầm quan trọng của thẻ thanh toán Mir đối với người Nga đã tăng lên đáng kể trong năm nay, sau khi các công ty thanh toán Hoa Kỳ Visa Inc  và Mastercard Inc tạm ngừng hoạt động ở Nga, và thẻ của họ được phát hành ở Nga cũng ngừng hoạt động ở nước ngoài.

Mir-nền tảng thanh toán vốn nổi tiếng giúp hàng chục nghìn du khách Nga đã đến Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay đã bị Mỹ dòm ngó. Nhưng các nhà phân tích Mỹ cho biết động thái của Mỹ nhằm mục đích giữ cho chúng không bị Nga lợi dụng để trốn tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ, hơn là ngăn du khách Nga thanh toán hóa đơn khách sạn ở nước ngoài.

"Nga đã cố gắng tìm ra những cách thức mới để xử lý các khoản thanh toán và thực hiện các giao dịch", Bộ Tài chính Mỹ cho biết. "Dù là trực tiếp hay gián tiếp, rõ ràng các nhà tài chính của Nga đã ủng hộ cuộc chiến vô cớ của Điện Kremlin chống lại Ukraine".

Nga thề sẽ tiếp tục mở rộng thẻ ngân hàng Mir

Đáp lại, Nga thề sẽ tiếp tục mở rộng thẻ ngân hàng Mir sau các lệnh trừng phạt mới của Mỹ. Ngân hàng trung ương Nga cho biết thẻ Mir và các dịch vụ NSPK khác sẽ tiếp tục hoạt động như bình thường ở Nga.

Nga thề sẽ tiếp tục mở rộng thẻ ngân hàng Mir sau các lệnh trừng phạt mới của Mỹ. Ảnh: @AFP.

Nga thề sẽ tiếp tục mở rộng thẻ ngân hàng Mir sau các lệnh trừng phạt mới của Mỹ. Ảnh: @AFP.

Đồng thời, Nga đã tuyên bố sẽ mở rộng hệ thống thanh toán Mir của mình ở những quốc gia được gọi là thân thiện khi các lệnh trừng phạt của phương Tây cố gắng đóng cửa hệ thống tài chính quốc tế của họ trong cuộc chiến chống Ukraine.

"Các đối tác nước ngoài tự đưa ra quyết định về việc mở cơ sở hạ tầng của họ để chấp nhận thẻ thanh toán Mir. Đồng thời, chúng tôi dự định tiếp tục đối thoại về việc mở rộng địa lý chấp nhận thẻ Mir", ngân hàng trung ương Nga cho biết.

"Nga đã tạo ra hệ thống thanh toán thẻ do nhà nước điều hành vào năm 2014 vì lo ngại các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu", Bộ Tài chính Mỹ cho biết. "Với vai trò của mình, Komlev đã quảng bá mạng Mir ở các quốc gia khác, điều này cuối cùng có thể hỗ trợ Nga trong việc luồn lách các lệnh trừng phạt quốc tế".

Bộ Tài chính Mỹ cho biết: "Các tổ chức tài chính không phải của Mỹ tham gia vào các thỏa thuận mới hoặc mở rộng với NSPK có nguy cơ ủng hộ nỗ lực của Nga nhằm trốn tránh các lệnh trừng phạt của Mỹ thông qua việc mở rộng sử dụng Hệ thống Thanh toán Quốc gia MIR bên ngoài lãnh thổ Liên bang Nga".

Brian O'Toole, một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, làm việc tại Washington nhận định: "Điều này phải có dấu hiệu nào đó, dù là ngoại giao hay tình báo, rằng Nga đang tìm cách kết nối hệ thống thanh toán trong nước của mình với mục đích trốn tránh lệnh trừng phạt".

Được biết, là thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ phản đối các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga về nguyên tắc nhưng lại cũng có quan hệ chặt chẽ với cả Moscow và Ukraine, các nước láng giềng ở Biển Đen. Nước này cũng lên án cuộc xâm lược của Nga và gửi máy bay không người lái có vũ trang tới Ukraine như một phần trong cán cân ngoại giao cân bằng của nước này.

Tuy nhiên, các quốc gia phương Tây đang ngày càng lo ngại về mối quan hệ kinh tế gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, các nhà ngoại giao cho biết, đặc biệt là sau một số cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Tayyip Erdogan và Vladimir Putin, bao gồm cả tuần trước ở Uzbekistan.

Hệ thống UZCARD của Uzbekistan đã đình chỉ việc xử lý các khoản thanh toán qua thẻ Mir. Ảnh: @AFP.

Hệ thống UZCARD của Uzbekistan đã đình chỉ việc xử lý các khoản thanh toán qua thẻ Mir. Ảnh: @AFP.

Tháng trước, Bộ Tài chính Mỹ đã gửi một lá thư tới các doanh nghiệp lớn của Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo rằng, họ có nguy cơ bị phạt nếu duy trì quan hệ thương mại với những tổ chức Nga bị trừng phạt.

Cũng theo thông tin vừa cập nhật thì vào ngày 23/9, Hệ thống UZCARD của Uzbekistan đã đình chỉ việc xử lý các khoản thanh toán qua thẻ Mir (thẻ thanh toán riêng Mir – được xây dựng trên cơ sở hạ tầng của NSPK), bởi giám đốc điều hành Hệ thống thanh toán thẻ quốc gia của Ngân hàng Trung ương Nga (NSPK) đã bị Mỹ nhắm tới.

Động thái của UZCARD được đảm bảo là cần phải "thực hiện các thủ tục kỹ thuật cần thiết", họ cho biết trong một tuyên bố mà không có bất kỳ giải thích nào thêm. Không thể liên hệ với đại diện của UZCARD để nhận xét và làm rõ ngay lập tức. Còn Giám đốc điều hành NSPK Vladimir Komlev từ chối bình luận về thông báo của UZCARD.

Huỳnh Dũng- Theo Reuters/Al-monitor/FT

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem