Thứ năm, 25/04/2024

Bức tranh kinh tế sáng màu, cải thiện nhiều chỉ tiêu quan trọng

07/12/2021 1:00 PM (GMT+7)

Bức tranh kinh tế Việt Nam 2021 đang chuyển dần sang gam màu sáng nổi bật nhờ cải thiện nhiều chỉ tiêu quan trọng, trong đó có phục hồi xuất khẩu, tăng vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất công nghiệp khởi sắc, kiểm soát tốt lạm phát.

Bức tranh kinh tế Việt Nam đã dần chuyển sang gam màu sáng, đặc biệt là sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đại dịch Covid-19.

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2021 đã nhắc nhiều đến Nghị quyết 128, coi đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp các hoạt động kinh tế - xã hội dần đi vào quỹ đạo "bình thường mới", và nhờ thế, nền kinh tế dần phục hồi nhanh chóng.

Chỉ số sản xuất công nghiệp khởi sắc, hoạt động xuất nhập khẩu duy trì hiệu quả, tình hình đăng ký doanh nghiệp tích cực,… cho thấy bức tranh kinh tế đang tươi sáng trở lại, kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi và bắt đầu tạo được sức bật mạnh mẽ cho thời gian tiếp theo.

Bức tranh kinh tế sáng màu, cải thiện nhiều chỉ tiêu quan trọng  - Ảnh 1.

Bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021 có nhiều gam màu sáng nổi bật. (Ảnh minh họa)

Xuất siêu 3 tháng liên tiếp

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số sản xuất công nghiệp (IPP) 11 tháng năm 2021 tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước (cao hơn tốc độ tăng 3% của cùng kỳ năm 2020). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 4,8% (cùng kỳ năm 2020 tăng 4,4%).

Đáng chú ý, Việt Nam xuất siêu liên tiếp trong 3 tháng trở lại đây khiến cán cân thương mại thặng dư khoảng 100 triệu USD. Ước tính 11 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam hiện có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%). 

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 84,8 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 50,5 tỷ USD, tăng 16,8%; thị trường EU đạt 35,7 tỷ USD, tăng 11,9%; thị trường ASEAN đạt 25,9 tỷ USD, tăng 23,3%; Hàn Quốc đạt 20 tỷ USD, tăng 14,6%; Nhật Bản đạt 18 tỷ USD, tăng 3%...

Sản xuất kinh doanh phục hồi

Trong 11 tháng năm 2021, cả nước có 105,6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.454,2 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 784,2 nghìn lao động. Bên cạnh đó, 40,5 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 11 tháng lên 146,1 nghìn doanh nghiệp. Bình quân một tháng có 13,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Bên cạnh những kết quả trên, phải kể đến một số tín hiệu rất tích cực nữa của kinh tế, đó là: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước tính đạt 397.000 tỷ đồng, tăng 6,2% so với tháng trước; dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn được duy trì ổn định với 26,46 tỷ USD tính từ đầu năm; CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản bình quân 11 tháng năm nay chỉ tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, những điểm sáng về sản xuất, đầu tư và thương mại quốc tế trong 11 tháng qua đã phản ánh nền kinh tế đang từng bước phục hồi. Dự báo kinh tế quý IV/2021 tăng từ 2 - 3% so với cùng kỳ năm 2020 và GDP cả năm tăng từ 1,6 - 2,1%. "Đây là cơ sở quan trọng, tạo đà tăng trưởng cao trong thời gian tới", ông Lâm nói.

TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế. Mặc dù quý III/2021, nền kinh tế chao đảo vì đại dịch nhưng trong 11 tháng của năm 2021 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký đạt 26,46 tỷ USD ở 18 lĩnh vực.

Công nghiệp chế biến, chế tạo có vốn FDI đăng ký lên đến 12,78 tỷ USD, chiếm 57,9% tổng vốn đăng ký. Bức tranh kinh tế 11 tháng phản ánh ngành chế biến chế tạo phục vụ xuất khẩu là động lực chính và cũng là lĩnh vực dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ông Lâm nhìn nhận.

Để phục hồi bền vững, cần kiểm soát được dịch bệnh

Còn theo đánh giá của TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khả năng tăng trưởng năm nay nằm trong khoảng 1,5-2%. Đó là khi dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát, các hoạt động kinh doanh dần thông suốt và hoạt động doanh nghiệp dần tốt lên.

TS. Cung nhận định, khả năng tăng trưởng bật tăng cao ngay trong quý IV là khó, vì tổng cầu suy giảm mạnh. Cầu bên ngoài căn bản vẫn tốt, nhưng tiêu dùng trong nước đã suy giảm 2 năm liên tiếp, tụt sâu và âm mấy tháng nay. Mặc dù mấy tháng qua đã cải thiện, nhưng vẫn chưa phải dương so với cùng kỳ năm ngoái.

"Nền kinh tế đang chứng kiến sự sụt giảm cả cầu và cung. Khả năng phục hồi phụ thuộc vào kiểm soát dịch bệnh. Nếu kiểm soát được dịch bệnh, tăng tốc độ tiêm vaccine, thì phục hồi mới bền vững, không trồi sụt", TS. Nguyễn Đình Cung lưu ý.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Dừa tươi tăng giá gấp đôi mùa nắng nóng

Dừa tươi tăng giá gấp đôi mùa nắng nóng

Chỉ sau 1 tháng, giá dừa tươi bán sỉ đã tăng gần gấp đôi nên các tiểu thương phải tìm cách để người tiêu dùng bớt sốc

Tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào ngày 25/4

Tiếp tục đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng vào ngày 25/4

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với dự kiến đấu thầu 16.800 lượng.

Mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm TP.HCM hút khách thuê

Mặt bằng bán lẻ khu vực trung tâm TP.HCM hút khách thuê

Lĩnh vực bán lẻ cao cấp các ngành hàng xa xỉ như trang sức, đồng hồ,... tại TP.HCM trong thời gian qua ngày càng tăng với nhiều tên tuổi lớn. Do đó, mặt bằng tại khu vực trung tâm quận 1 đang được các đơn vị tập trung lựa chọn.

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Chuyên gia nhận định giá vàng sẽ giảm nhẹ

Thị trường vàng trong nước trong trạng thái ổn định hiếm thấy hôm nay 21/4. Các chuyên gia dự đoán giá vàng sẽ giảm nhưng không đáng kể.

Nếu Masan đưa công ty hàng tiêu dùng lên HOSE, nền tảng CrownX có thể hoãn IPO

Nếu Masan đưa công ty hàng tiêu dùng lên HOSE, nền tảng CrownX có thể hoãn IPO

Các chuyên gia từ HSBC vừa nêu ra yếu tố giúp kế hoạch niêm yết Masan Consumer Holdings trên sàn HOSE trong thời gian này trở nên khả quan. Tuy nhiên, tập đoàn Masan có thể sẽ phải lùi tiến độ IPO của nền tảng bán lẻ The CrownX.

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, lên mốc 77 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tiếp tục tăng, lên mốc 77 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn sáng nay (20/4) tăng mạnh theo đà tăng của giá thế giới, lên trên mốc 77 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng miếng SJC quay đầu giảm sau khi có thông tin đấu thầu vàng vào thứ Hai tuần tới.