Buôn lậu thông qua đường chuyển phát nhanh có dấu hiệu gia tăng

Thanh Phong Thứ năm, ngày 23/01/2020 17:27 PM (GMT+7)
Theo ông Đặng Văn Ngọc, Quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong năm 2019 nhìn chung đã giảm so với năm 2018. Tuy nhiên, hiện tại các thủ đoạn buôn lậu ngày càng tinh vi như kinh doanh đa cấp, giới thiệu, bán hàng qua ứng dụng thương mại điện tử, sau đó vận chuyển hàng lậu, hàng giả qua đường chuyển phát nhanh.
Bình luận 0

Sáng 29 Âm lịch (23/1), Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã dẫn đầu đoàn công tác Bộ Công Thương trực tiếp kiểm tra thực tế tình hình thương mại biên giới và cung ứng hàng hóa dịp Tết Nguyên đán tại tỉnh Lạng Sơn nhằm theo dõi sát diễn biến thị trường một trong những tỉnh biên giới trọng điểm.

Tại buổi làm việc, các đơn vị trực thuộc bộ Công Thương, đại diện UBND tỉnh, lãnh đạo ban chỉ đạo 389 Lạng Sơn đã báo cáo tổng kết về hoạt động kiểm soát tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại trong năm 2019.

Cụ thể, theo ông Đặng Văn Ngọc cho biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong năm 2019 đã giảm so với năm 2018, nguyên nhân là do các lực lượng chức năng trên địa bàn đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát. 

img

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định Lạng Sơn là một trong những tỉnh biên giới có địa hình phức tạp, dễ xảy ra các vi phạm về vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu.

“Theo quy luật hàng năm, mỗi dịp trước Tết cổ truyển dân tộc, từ tháng 10/2019 đến nay, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn biến tăng so với các tháng trong năm. Phương thức, thủ đoạn vẫn là mang vác nhỏ lẻ hàng hóa qua một số đường mòn biên giới, trong đó chủ yếu thuộc địa bàn các xã Tân Thanh, xã Tân Mỹ (huyện Văn Lãng), thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc),... 

Sau đó, các đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng để lưu thông trên thị trường, vận chuyển trên các xe ô tô theo tuyến quốc lộ 1B lên Thái Nguyên hoặc sau đó qua đường 279, đường Song Giáp ra Quốc lộ 1A về các tỉnh phía sau nhằm trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng để vào sâu trong nội địa.” ông Ngọc cho hay. 

Cũng theo thông tin từ lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn, hàng hóa nhập lậu chủ yếu là đồ điện, hàng may mặc sẵn, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, thực phẩm tươi sống,… Trong đó có nhiều mặt hàng là hàng giả, hàng cấm trà trộn với các loại hàng hóa thông thường khác.

Trong đó, tình hình gian lận thương mại tại khu vực biên giới vẫn là các hành vi lợi dụng kẽ hở liên quan đến thủ tục hải quan khai báo sai về số lượng, chủng loại, lợi dụng chính sách hàng chuyển cảng, chuyển khẩu... để thực hiện các hành vi nhập lậu, gian lận thương mại hàng hóa,...

Đáng chú ý, theo thông tin từ ông Ngọc, hiện nay, nhiều đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại đã sử dụng các công nghệ hiện đại để thực hiện hành vi. Trong đó, việc trà trộn các mặt hàng với nhau, gian lận số lượng, vận chuyển qua chuyển phát nhanh khiến tình hình phức tạp và khó kiểm soát.  

“Trong khu vực nội địa, các đối tượng thường thực hiện các hành vi gian lận về số lượng, chất lượng, giá hàng hóa ghi trên hóa đơn, gian lận trong kinh doanh đa cấp, giới thiệu sản phẩm, bán hàng qua ứng dụng thương mại điện tử. Sau đó, lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để vận chuyển hàng lậu, hàng giả qua đường chuyển phát nhanh như Viettel Post.” Ông Ngọc cho hay.

Ngoài ra, ông Phùng Quang Hội, Giám đốc Sở Công Thương Lạng Sơn thông tin thêm, đối với hoạt động xuất khẩu tại các cửa khẩu biên giới, hiện tại, nhiều mặt hàng “tạm nhập tái xuất” đối với Việt Nam không có vướng mắc pháp lý. Tuy nhiên, phía Trung Quốc cũng đã siết chặt quy định, do đó, trong thời gian tới, các ngành chức năng của Việt Nam cũng cần tăng cường kiểm soát đối với hoạt động này.

img

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh trực tiếp khảo sát các mặt hàng phục vụ Tết 2020 tại chợ Đông Kinh (Lạng Sơn) sáng 23/1.

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ đạo, trong năm 2020, các ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn cần tiếp tục triển khai hoạt động kiểm soát, cập nhật các hình thức buôn lậu tinh vi nhằm đưa ra giải pháp ngăn chặn.

Được biết, theo Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn, chỉ trong vài tháng cuối năm, lực lượng chức năng đã phát hiện trên 10 vụ việc có dấu hiệu buôn lậu thông qua vận chuyển hàng hóa bằng con đường bưu cục. 

Trong đó, lực lượng chức năng phát hiện nhiều lô hàng này trà trộn các sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu của các hãng nổi tiếng đang được bảo hộ tại Việt Nam như: Hermes, Louis Vuitton, Chanel, Gucci...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem