Cà Mau: Hơn 300 tỷ đồng để làm thương hiệu cho các sản phẩm OCOP

Chúc Ly Thứ ba, ngày 06/04/2021 08:31 AM (GMT+7)
Giai đoạn 2021 - 2025, Cà Mau đưa ra mục tiêu có ít nhất 5 sản phẩm đạt 5 sao và 90 sản phẩm đạt 3-4 sao trong chương trình sản phẩm OCOP, với nguồn kinh phí thực hiện hơn 300 tỷ đồng.
Bình luận 0

Theo báo cáo của UBND tỉnh Cà Mau, trong năm 2020, tỉnh có 33 sản phẩm được công nhận, chứng nhận sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Trong đó, có 3 sản phẩm đạt 4 sao và 30 sản phẩm đạt 3 sao.

Theo đó, hầu hết các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm. Đặc biệt, hầu như các đặc sản của Cà Mau như cua, tôm, ba khía… đều được chứng nhận sản phẩm OCOP.

Cà Mau: Hơn 300 tỷ đồng thực hiện chương trình sản phẩm OCOP - Ảnh 1.

Cà Mau tích cực giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, các đặc sản là sản phẩm OCOP ở nhiều kênh. Ảnh: Chúc Ly.

Nhiều nhất là các sản phẩm tôm, như bánh phồng tôm (38% tôm), bánh phồng tôm (tôm sú), bánh phồng tôm (tôm đất), tôm khô, tôm rang, chà bông tôm, tôm khô sinh thái, tôm xẻ, tôm khô tách vỏ,... Sản phẩm cua có thịt cua sinh thái, cua biển Năm Căn...

Ngoài ra, còn một số loại cũng được xem là đặc sản ở Cà Mau,  như cá khô bổi (cá sặc), ba khía muối, chả cá phi, dưa bồn bồn, bánh phồng hàu…

Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Cà Mau đưa ra mục tiêu phấn đấu có ít nhất 5 sản phẩm đạt 5 sao và 90 sản phẩm đạt 3-4 sao. Trong đó, xây dựng và phát triển các mô hình du lịch lên sàn" OCOP như: Du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng...

Cà Mau: Hơn 300 tỷ đồng thực hiện chương trình sản phẩm OCOP - Ảnh 2.

Cà Mau: Hơn 300 tỷ đồng thực hiện chương trình sản phẩm OCOP - Ảnh 3.

Hàng loạt sản phẩm là các đặc sản của Cà Mau đều được công nhận sản phẩm OCOP. Ảnh: Chúc Ly.

Nguồn kinh phí thực hiện giai đoạn này là hơn 302 tỷ đồng. Trong đó vốn chủ thể tham gia là hơn 102 tỷ đồng.

Để thực hiện tốt chương trình giai đoạn 2021-2025, UBND tỉnh Cà Mau kiến nghị Bộ NNPTNT tăng nguồn lực đầu tư cho chương trình OCOP thông qua các chương trình mục tiêu Quốc gia.

Đồng thời, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu, nhằm nâng cáo kiến thức, kỹ năng thực hiện Chương trình nhất là cấp cơ sở, chủ thể.

Kiến nghị Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ NNPTNT và các Bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách tín dụng đặc thù hỗ trợ các chủ thể tham gia chương trình OCOP.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem