Thứ ba, 19/03/2024

Các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó về đơn hàng từ quý 4/2022 đến tháng 6 năm 2023

29/09/2022 9:11 AM (GMT+7)

Các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn về đơn đặt hàng từ quý 4/222 cho đến tháng 6 năm 2023, do lo ngại lạm phát và hàng tồn kho mức cao của khách hàng...

Các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó về đơn hàng từ quý 4/2022 đến tháng 6 năm 2023  - Ảnh 1.

Ngành dệt mạy dự báo sẽ gặp khó từ quý 4/2022 đến hết tháng 6/2023. Ảnh: Quốc Hải

Báo cáo cập nhật ngành dệt may của SSI Research vừa công bố cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 31,3 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, tăng 16,4%. Trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 24,3 tỷ USD, tăng 24,6% và kim ngạch xuất khẩu sợi đạt 3,5 tỷ USD, giảm 5%. 

Xuất khẩu sang Mỹ đạt 12,9 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ và chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong tháng 8 năm 2022, xuất khẩu hàng may mặc đạt 3,7 tỷ USD, tăng 53%. SSI Research cho rằng đây là kết quả theo tháng cao kỷ lục cả về tốc độ tăng trưởng và số liệu tuyệt đối. Một số công ty như Dệt may TNG (HNX: TNG) và Dệt may Thành Công (HoSE: TCM) vẫn nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng để giao cho mùa lễ hội trong quý 3 năm nay.

Tuy nhiên, theo SSI Research, tình hình trong quý 4/2022 sẽ không khả quan. 

Cụ thể, về đơn đặt hàng, đơn vị này cho rằng các công ty dệt may gặp khó khăn từ quý 4/2022 cho đến 6 tháng đầu năm 2023 do lo ngại lạm phát và lượng hàng tồn kho ở mức cao của khách hàng. 

Các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó về đơn hàng từ quý 4/2022 đến tháng 6 năm 2023  - Ảnh 2.

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Nguồn: SSI Research.

Trong nửa đầu tháng 9 năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,2 tỷ USD, giảm 48% so với nửa đầu tháng 8 năm 2022, cho thấy sự chậm lại đáng kể trong đơn đặt hàng. Số lượng đơn đặt hàng trong quý 4 thấp hơn 25-50% so với quý 2 (tương đương với mức giảm doanh thu 15-20% so với cùng kỳ)

Trong đó, tác động sẽ nghiêm trọng hơn đối với những doanh nghiệp có khách hàng chủ yếu ở Mỹ và EU so với những doanh nghiệp có lượng khách hàng lớn ở Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Chẳng hạn, với Dệt may Thành Công, do doanh nghiệp này có doanh thu xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 40% tổng doanh thu. SSI Research nhận định các công ty tương tự có thể ghi nhận mức giảm doanh thu thấp hơn những doanh nghiệp tập trung hơn vào thị trường Mỹ và EU như May Sông Hồng (HoSE: MSH) và Gilimex (HoSE: GIL).

Các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó về đơn hàng từ quý 4/2022 đến tháng 6 năm 2023  - Ảnh 3.

Giá sợi nhập khẩu của Việt Nam. Nguồn: SSI Research

Về giá bán, hầu hết các khách hàng đang đàm phán để giảm đơn đặt hàng. Những đơn hàng CMT, đơn hàng mà khách hàng chỉ phải trả chi phí nhân công, hiện cũng đang bị ép giá. Các nhà sản xuất sợi đã chứng kiến giá bán bình quân giảm 8% so với cùng kỳ trong tháng 8.

Về chi phí nguyên liệu, giá sợi bông và polyester đã giảm gần đây. Các công ty dự báo chi phí vải sẽ bắt đầu giảm trong quý IV khi nhu cầu vẫn chưa được phục hồi.

Về tác động của tỷ giá, dù các công ty dệt may đều ghi nhận doanh thu bằng USD nhưng hầu hết các chi phí cũng được ghi nhận bằng USD như chi phí nguyên vật liệu, chi phí logistics và chi phí lãi vay. 

"Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm 2022, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có chi phí bằng USD cao như Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK), Dệt may Thành Công và Dệt may TNG", chuyên gia của SSI Research, nêu.

Với những ảnh hưởng trên, SSI Research dự báo các doanh nghiệp dệt may sẽ ghi nhận doanh thu giảm và lỗ ròng trong 6 tháng đầu năm 2023.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng phải "mạnh tay" cắt giảm lãi suất, thêm bảo lãnh vay vốn để doanh nghiệp yên tâm

Ngân hàng phải "mạnh tay" cắt giảm lãi suất, thêm bảo lãnh vay vốn để doanh nghiệp yên tâm

Các ngân hàng cần tiếp tục giảm chi phí để giảm thêm lãi suất, trong khi đó, về phía Nhà nước thì cần có các giải pháp để bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn.

Giảm sức cạnh tranh nếu đánh thuế VAT hàng Việt xuất khẩu?

Giảm sức cạnh tranh nếu đánh thuế VAT hàng Việt xuất khẩu?

Theo các doanh nghiệp, việc áp thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu sẽ gây ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam so với các quốc gia khác, dẫn tới nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu .

Vụ "nợ" thẻ tín dụng nhiều tỷ đồng: Cách hiểu đúng về lãi suất hợp lý

Vụ "nợ" thẻ tín dụng nhiều tỷ đồng: Cách hiểu đúng về lãi suất hợp lý

Dư luận mấy ngày nay xôn xao về thông tin một khách hàng dùng thẻ ATM của Ngân hàng Eximbank hết 8,5 triệu đồng nhưng “quên” thanh toán cách đây 11 năm, nay bị nhà băng đòi tiền nợ gốc và lãi lên đến 8,8 tỷ đồng.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: M&A theo cách "bán mình" nhường sân chơi cho nhà đầu tư nước ngoài thì rất đáng lo

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: M&A theo cách "bán mình" nhường sân chơi cho nhà đầu tư nước ngoài thì rất đáng lo

Nếu doanh nghiệp Việt đi theo hướng "bán mình" luôn thì chắc chắn sẽ làm suy yếu nội lực Việt Nam. Một số ngành hàng Việt Nam đang có vị thế nhất định kể cả trong nước lẫn xuất khẩu có thể bị rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.

Nhiều doanh nghiệp không còn tài sản thế chấp để vay vốn

Nhiều doanh nghiệp không còn tài sản thế chấp để vay vốn

Báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM (HUBA) gửi UBND TP HCM mới đây cho thấy nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn không thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Chỉ khuyến mãi, chưa đủ để kích cầu

Chỉ khuyến mãi, chưa đủ để kích cầu

Khuyến mãi là không thể thiếu nhưng hiện nay, người tiêu dùng cần nhiều hơn thế để ra quyết định mua sắm nhằm bảo vệ túi tiền khi kinh tế còn khó khăn