Các loại quỹ mà người dân bắt buộc phải nộp là gì?

P.V Thứ sáu, ngày 30/09/2016 13:00 PM (GMT+7)
Hiện Nhà nước bắt buộc người dân phải nộp các loại quỹ nào, không bắt buộc nộp những loại quỹ nào? Ở các làng quê, chính quyền xã yêu cầu dân đóng góp rất nhiều loại quỹ (bắt buộc) có đúng không?
Bình luận 0

Hiện Nhà nước bắt buộc người dân phải nộp các loại quỹ nào, không bắt buộc nộp những loại quỹ nào? Ở các làng quê, chính quyền xã yêu cầu dân đóng góp rất nhiều loại quỹ (bắt buộc) có đúng không?

Ông Lâm Văn Bình (Định Hoá, Thái Nguyên)

Trả lời:

Về chính sách pháp luật của Nhà nước, hiện tại Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 1.11.2007, về việc chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân. Trong đó nêu rõ “đối với các khoản huy động đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng góp mang tính chất xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện.

img

Người dân được giải ngân vốn từ quỹ hỗ trợ người nghèo. Ảnh: IT 

Hội đồng nhân dân, UBND các cấp không được ra văn bản bắt buộc đóng góp, không được giao chỉ tiêu huy động cho cấp dưới, không gắn việc huy động đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng”. Hiện tại chỉ có quỹ phòng, chống lụt bão, quỹ an ninh quốc phòng là bắt buộc. Theo khoản 1 Điều 9 của quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 50 ngày 10.5.2007 của Chính phủ, công dân trong độ tuổi quy định (nam từ đủ 18 tuổi đến hết 60 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 55 tuổi) mỗi năm nộp cho quỹ này số tiền theo giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp tại thời điểm thu: 1kg thóc đối với thành viên hộ nông nghiệp; 2kg thóc đối với các đối tượng khác. Như vậy, chỉ còn hai loại quỹ là quỹ phòng chống lụt bão và quỹ an ninh quốc phòng là bắt buộc.

Quỹ vận động tự nguyện gồm có: Quỹ quốc phòng an ninh (dùng để chi hỗ trợ cho các nhiệm vụ quốc phòng an ninh trên địa bàn). Ngoài ra có quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ từ thiện, quỹ khuyến học, quỹ chăm sóc người cao tuổi, quỹ vì người nghèo, quỹ phòng, chống ma túy... Riêng đối với quỹ đóng góp đầu tư cơ sở hạ tầng, tùy theo điều kiện thực tế, các quận, huyện được vận động theo từng dự án cụ thể với mức thu theo thỏa thuận (quỹ này phải được bàn bạc thống nhất theo quy định tại Pháp lệnh Dân chủ ở xã phường, có trên 50% hộ dân nhất trí mới thực hiện).

Hiện nay từng địa phương quy định về thu và đóng các loại quỹ do địa phương đặt ra và hộ dân nào không thực hiện hoặc không đóng đầy đủ, bị gây khó khăn khi xin xác nhận các loại giấy tờ là chính quyền đã làm sai. Người dân cần phản ánh qua các cơ quan truyền thông và cấp có thẩm quyền để chấn chỉnh ngay những việc làm không đúng của chính quyền cấp cơ sở. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem