Các nhà khoa học Ấn Độ công bố lý thuyết gây sốc chứng minh sự tồn tại của người ngoài hành tinh

Thứ tư, ngày 23/06/2021 07:04 AM (GMT+7)
Mặc dù các nhà khoa học đều đồng ý rằng sự sống trên Trái đất bắt đầu khoảng 4 tỷ năm trước, tuy nhiên cách nó bắt đầu như thế nào lại là một câu chuyện hoàn toàn khác và là nguồn gốc của vô số giả thuyết.
Bình luận 0

Những sinh vật sống đầu tiên trên hành tinh xuất hiện hàng tỷ năm trước có thể đã tồn tại sau khi các phân tử hình thành sự sống - những khối xây dựng sự sống, chẳng hạn như axit amin - chịu một sóng xung kích (phương pháp này được gọi là xử lý xung kích), nhóm các nhà khoa học do Surendra Singh dẫn đầu tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vật lý (PRL) của Ấn Độ cho biết.

"Quá trình xử lý của các axit amin và nucleobase có xu hướng hình thành các cấu trúc vĩ mô phức tạp trong vòng khoảng 2 mili giây. Khám phá này cho thấy rằng các khối xây dựng của sự sống có thể đã polyme hóa không chỉ trên Trái đất mà còn trên các hành tinh khác thông qua việc các phân tử hình thành sự sống xử lý xung kích," một thông cáo do Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ đưa ra.

Các nhà khoa học Ấn Độ công bố lý thuyết gây sốc chứng minh sự tồn tại của người ngoài hành tinh  - Ảnh 1.

Các nhà khoa học Ấn Độ công bố lý thuyết gây sốc chứng minh sự tồn tại của người ngoài hành tinh. (Nguồn: Sputniknews)

Các nhà khoa học của PRL đã sử dụng hai cơ sở nghiên cứu Ống xung kích vật chất ở Bengaluru và Ahmedabad để thực hiện một số thí nghiệm. Trong đó họ đưa một loạt các axit amin và nucleobase chịu tác động trước các cú sốc cường độ cao. Các ống này có thể tạo ra sóng xung kích với tốc độ lên đến Mach 5,6 [tức là gấp 5,6 lần tốc độ âm thanh], nhiệt độ khoảng 8000K và kéo dài khoảng 2 mili giây.

Sau khi xử lý sốc một hỗn hợp của 20 axit amin, các nhà khoa học quan sát thấy các sợi xoắn, các sợi phân tách / kết hợp và các cấu trúc giống như ống được hình thành.

"Rõ ràng là có sự tương đồng trong các cấu trúc vĩ mô phức tạp mà chúng ta quan sát ở các mẫu bị sốc với các cấu trúc được tìm thấy trong tế bào. Các cấu trúc tương tự cũng đã được báo cáo xuất hiện trong một số thiên thạch, mặc dù nguồn gốc và bản chất chính xác của chúng vẫn chưa được biết rõ," các nhà khoa học kết luận sau khi phân tích hình ảnh.

Tốc độ hình thành các thành phần cơ bản của tế bào sống khiến những nhà khoa học ngạc nhiên bởi quá trình chuyển đổi các phân tử từ đơn giản đến phức tạp do tác động của các hạt mang điện như electron, proton và ion diễn ra rất lâu.

Nghiên cứu cũng cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về các 'sợi' được quan sát thấy trong thiên thạch.

"Những kết quả này cho thấy rằng các quá trình sốc va chạm có thể đã góp phần vào việc tự lắp ráp các cấu trúc có liên quan đến sinh học, và có khả năng đây chính là nguồn gốc của sự sống," báo cáo cho biết.

Lê Phương (Sputniknews)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem