Các nhà khoa học cảnh báo dòng chảy của Greenland chứa mức thủy ngân độc hại đáng báo động

Chủ nhật, ngày 30/05/2021 09:10 AM (GMT+7)
Các dòng chảy của Greenland chứa nồng độ thủy ngân cao đáng lo ngại, những nhà khoa học đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về chất độc này có thể xâm nhập vào đường thức ăn của con người.
Bình luận 0
Các nhà khoa học cảnh báo dòng chảy của Greenland chứa mức thủy ngân độc hại đáng báo động - Ảnh 1.

Các sông băng tan chảy ở Greenland chứa lượng thủy ngân độc hại đáng lo ngại

Một báo cáo phân tích nước ở các tuyến sông ngòi có dòng nước băng chảy ra từ khu vực Greenland đã đưa ra một thông tin đáng kinh ngạc về thành phần thủy ngân độc hại chứa trong các mẫu phẩm. Nghiên cứu được thực hiện bởi trường Đại học Bang Florida, công bố mức thủy ngân tại đây tương đương với mức thủy ngân ở các khu công nghiệp Trung Quốc. Các nhà khoa học lo ngại loại chất này có thể gây tổn thương thần kinh nghiêm trọng khi xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người.

Greenland là nơi cung cấp một lượng khổng lồ thủy hai sản cho cuộc sống con người. Với mối đe dọa của sự nóng lên toàn cầu đang đẩy nhanh tốc độ tan chảy các vùng cực của hành tinh, có một vấn đề lớn hơn rằng nước nóng chảy bị ô nhiễm có thể rò rỉ vào đại dương và vào thực phẩm của chúng ta. Jon Hawkings, một nhà nghiên cứu, tiến sĩ tại Đại học Bang Florida và làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất Đức, cho biết: "Có một lượng thủy ngân cao đáng kinh ngạc trong dòng nước chảy của sông băng phía tây nam Greenland. Điều đó khiến chúng ta phải xem xét một loạt các câu hỏi như làm thế nào để bảo vệ nguồn thực phẩm của khỏi sự xâm nhập của thủy ngân."

Các nhà khoa học cảnh báo dòng chảy của Greenland chứa mức thủy ngân độc hại đáng báo động - Ảnh 2.

Băng ở Greenland đang tan chảy với tốc độ đáng lo ngại

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature Geoscience. Các nhà nghiên cứu đã thu thập và phân tích nước từ ba con sông và hai vịnh hẹp gần tảng băng. Mẫu nước được kiểm tra cho thấy nồng độ thủy ngân rất cao, vượt qua mức cho phép. Thông thường, từ 1 đến 10 ng L-1 thủy ngân hòa tan trong các con sông, mức độ này có thể so sánh với một hạt muối của kim loại độc hại trong bể bơi Olympic. Tuy nhiên, nước băng tan ở gần Greenland có mức thủy ngân vượt quá 150 ng L-1. Đáng lo ngại hơn nữa, mức thủy ngân mang theo cả bột băng - một loại trầm tích làm cho hồ băng có màu trắng đục - vượt quá 2.000 ng L-1, đây là một loại chất rất nguy hiểm cho con người.

Các nhà khoa học cảnh báo dòng chảy của Greenland chứa mức thủy ngân độc hại đáng báo động - Ảnh 3.

Thủy ngân có thể gây nguy hiểm cho tính mạng con người

Thủy ngân có thể bắt nguồn từ chính Trái đất, chứ không phải trong ngành công nghiệp, và điều đó khiến việc quản lý khó khăn hơn nhiều. Việc uống phải thủy ngân có thể gây ra một số tác dụng nguy hiểm như tổn thương thận và tuyến giáp, hít phải hơi thủy ngân có thể gây tổn thương thần kinh, run chân tay và mất trí nhớ. Tiếp xúc với liều lượng cao hơn của chất này thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Rob Spencer, Phó giáo sư về Khoa học Trái đất, Đại dương và Khí quyển, cho biết: "Chúng tôi không ngờ rằng sẽ có lượng thủy ngân cao như vậy trong nước băng tan. Đương nhiên, chúng tôi có nhiều giả thuyết cho việc có một lượng thủy ngân cao bất ngờ trong nước như thế này, nhưng phát hiện này đã đặt ra một loạt câu hỏi mà chúng tôi chưa có câu trả lời." Jemma Wadham, nhà băng học thuộc Viện Cabot về Môi trường của Đại học Bristol, nói thêm: "Chúng tôi đã học được từ nhiều năm nghiên cứu thực địa tại các địa điểm này ở Tây Greenland rằng các sông băng mang nhiều chất dinh dưỡng ra đại dương và chúng tôi còn phát hiện ra rằng chúng cũng có thể mang theo độc tố tiềm ẩn, liên quan đến chất lượng nước của các cộng đồng ở hạ nguồn." Phát hiện cũng đã làm nổi bật những nguy hiểm do sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu gây ra. Theo Cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ NASA, các tảng băng ở Greenland và Nam Cực đã tan đáng kể từ năm 2002.

Hà Trang (express.co.uk)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem