dd/mm/yyyy

Cầm tay chỉ việc, giúp nông dân phát triển kinh tế

Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La (Hội Nông dân tỉnh Sơn La) tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn...


Clip: Cầm tay chỉ việc, giúp hội viên nông dân phát triển kinh tế

Nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác cây trồng

Ngày 28/11, Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La (Hội Nông dân tỉnh Sơn La) đã tổ chức khai giảng lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn (Đợt 2) năm 2022. Tham gia lớp đào tạo nghề có 35 học viên là các hội viên nông dân trên địa bàn xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La (Sơn La).

Tại lớp đào tạo nghề nông thôn, các học viên sẽ được trang bị những kiến thức như: Kỹ thuật cắt tỉa cành mận, công nghệ bảo quản và chế biến thực phẩm, các kiến thức cơ bản về thiết bị máy móc, thiết bị, công nghệ trong công tác bảo quản sau thu hoạch, tham gia chất lượng và an toàn thực phẩm, kĩ năng phân tích và phát triển các giải pháp kỹ thuật và công nghệ để giải quyết tổng thể các vấn đề của ngành công nghiệp thực phẩm, làm quen với máy móc trang thiết bị trong công ty, nhà máy, xưởng bảo quản chế biến.

Cầm tay chỉ việc, giúp nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 2.

Cầm tay chỉ việc, giúp nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 3.

Lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn năm 2022. Ảnh: Văn Ngọc

Trao đổi với phóng viên, ông Tòng Văn Muôn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La (Sơn La) cho biết: Toàn xã hiện có hơn 500 ha mận ở 14/14 bản của xã. Sản lượng quả mận tươi đạt trung bình trên 6.500 tấn, giá trị ước đạt trên 40 tỷ đồng. Đây là một nguồn thu không nhỏ, giúp người dân trên địa bàn ấm no. Qua lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn mông muốn các hội viên nông dân năm bắt được kỹ thuật tạo chăm sóc, cắt tỉa cành mận, được trang bị thêm những kiến thức mới về khoa học kỹ thuật kỹ thuật sơ chế bảo quản nông sản. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, sản lường mận trên địa bàn.

Ông Quàng Văn Thành, hội viên Nông dân dân bản Tòng Sét, xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La (Sơn La) chia sẻ: Gia đình ông có hơn 1 ha canh tác các loại cây mận hậu, mận tam hoa và cây mơ. Trong những năm vừa qua do chưa nắm được kỹ thuật canh tác nên các loại cây trong vườn của gia đình ông sinh trưởng và phát triển chậm, không năng xuất, cây thường xuyên mặc các loại sâu bệnh hại. Tham gia lớp đào tạo nghề, ông hy vọng sẽ nắm bắt được các kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa cành mận từ nó nâng cao năng suất, chất lượng, tăng thu nhập cho gia đình.

Cầm tay chỉ việc, giúp nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 4.

Cầm tay chỉ việc, giúp nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 5.

Thông qua lớp đào tạo nghề nông thôn, các hội viên sẽ nắm bắt được kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mận. Ảnh: Văn Ngọc

Nông dân nâng cao thu nhập từ lớp đào tạo nghề

Trao đổi với phóng viên, ông Trần Anh Hùng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh Sơn La cho biết: Cây mận cho quả sai, là loại quả mang lại giá trị kinh tế cho bà con. cắt tỉa nó có nhiều lợi ích đối với thực vật. Trong tự nhiên, gió và sự đổ ngã của các loài thực vật lớn hơn khác có trách nhiệm làm sạch các nhánh của tất cả chúng. Nhưng trong trồng trọt, cành cây sinh trưởng và phát triển mà không có ai kiểm soát, điều này có thể gây hại, vì không có nhiều ánh sáng chiếu vào nên hoạt động quang hợp sẽ kém đi, tức là sinh trưởng kém hơn. Khi nói đến việc trồng cây ăn quả, nhiệm vụ này càng quan trọng hơn, vì nó nhằm mục đích thu được những quả chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế.

Cầm tay chỉ việc, giúp nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 6.

Cầm tay chỉ việc, giúp nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 7.

Lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực tế tại hiện trường. Ảnh: Văn Ngọc

Sau khi có thu hoạch việc bảo quản nông sản nhằm mục đích giúp cho nông sản sau khi được thu hoạch luôn đảm bảo chất lượng và có thể sử dụng nông sản lâu dài về sau. Khi nông sản được bảo quản đúng cách thì sẽ không làm hao hụt trọng lượng nông sản theo thời gian, hạn chế sự phá hoại của sâu bọ, những côn trùng gây hại và tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn xấu xâm nhập vào nông sản gây ảnh hưởng đến chất lượng nông sản cũng như ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Bảo quản và chế biến sau thu hoạch là một trong những khâu quan trọng của quy trình sản xuất nhằm giảm tổn thất, nâng cao chất lượng, giá trị và tăng tính cạnh tranh cho nông sản khi ra thị trường.

Cầm tay chỉ việc, giúp nông dân phát triển kinh tế - Ảnh 8.

Qua lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn xe giúp các hội viên năm bắt được các kỹ thuật phát triển cây mận, từ đó áp dụng tại gia đình để nâng cao thu nhập. Ảnh: Văn Ngọc

"Thông qua các lớp đào nghề kỹ thuật tạo chăm sóc, cắt tỉa cành mận gắn với sơ chế và bảo quản nông sản cho hội viên nông dân được trang bị thêm những kiến thức mới về khoa học kỹ thuật kỹ thuật sơ chế bảo quản nông sản sau thu hoạch. Bên cạnh đó, lớp tập huấn còn là nơi để Hội viên nông dân trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và được tư vấn giải đáp các khó khăn vướng mắc trong thực tế", ông Hùng nói.

Văn Ngọc - Nguyễn Vinh