Cán bộ, công chức nông nghiệp phải xem xét luân chuyển công tác gồm những ai theo quy định hiện hành

Việt Sáng Thứ tư, ngày 05/04/2023 08:04 AM (GMT+7)
Nghị định 59/2019/NĐ-CP nêu rõ các vị trí cán bộ, công chức nông nghiệp phải luân chuyển công tác.
Bình luận 0

Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng chống tham nhũng 2018 nêu rõ các vị trí cán bộ, công chức nông nghiệp phải luân chuyển công tác.

Cán bộ, công chức là gì? 

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), cấp xã trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Cán bộ, công chức nông nghiệp phải xem xét luân chuyển công tác gồm những ai theo quy định mới nhất? - Ảnh 2.

Nghị định 59/2019/NĐ-CP nêu rõ các vị trí cán bộ, công chức nông nghiệp phải luân chuyển công tác. Ảnh minh họa.

Cán bộ, công chức nông nghiệp phải xem xét luân chuyển công tác gồm những ai theo quy định mới nhất?

1. Cấp giấy cho thuê đất, giao đất; quản lý động vật thuộc danh mục quý hiếm.

2. Kiểm dịch động vật.

3. Kiểm lâm.

4. Kiểm soát thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh động vật, gia súc, gia cầm.

5. Theo dõi, quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh, thú y, thủy sản.

Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 3 năm đến 5 năm (không bao gồm thời gian tập sự). Theo quy định tại Thông tư 32/2015/TT-BNNPTNT hiện hành, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là 3 năm (đủ 36 tháng).

Thời điểm tính thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là thời điểm được phân công làm việc ở vị trí công tác đó theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem