Thứ sáu, 29/03/2024

Cần phát triển thị trường vốn

25/04/2022 5:00 PM (GMT+7)

Thị trường vốn và thị trường tiền tệ là hai phân khúc quan trọng của thị trường tài chính, trong đó thị trường tiền tệ (ngắn hạn) thuộc chức năng tổ chức, điều hành của NHNN.


Đây là nhận định của Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng đưa ra tại Hội nghị “Phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế” vừa diễn ra cuối tuần qua.

Cần thúc đẩy thị trường vốn phát triển - Ảnh 1.

Tín dụng cho vay nhà đầu tư, kinh doanh chứng khoán chỉ chiếm tỉ trọng khoảng 0,5% tổng dư nợ toàn hệ thống.

Trong thời gian qua, NHNN đã luôn bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước và quốc tế để chủ động điều hành các công cụ và giải pháp tiền tệ, nhờ vậy thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Còn đối với thị trường vốn thực hiện theo các quy định pháp luật về thị trường chứng khoán.

Trên thực tế, khi các tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia vào thị trường vốn, ngoài việc phải tuân thủ các quy định pháp luật về lĩnh vực chứng khoán, các TCTD còn phải tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của các TCTD. Nhìn nhận về vấn đề này, Thống đốc NHNN nhấn mạnh đến 3 vai trò chính của TCTD.

TCTD tham gia thị trường vốn với vai trò là nhà đầu tư

Nhận định về vai trò này, Thống đốc cho rằng: Trên thị trường vốn, TCTD có thể trở thành nhà đầu tư trực tiếp đối với trái phiếu Chính phủ (TPCP) và trái phiếu doanh nghiệp (TPDN); riêng đối với cổ phiếu, thì TCTD phải thành lập hoặc mua lại các công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động mua bán cổ phiếu.

Cụ thể, TCTD là nhà đầu tư đối với TPCP: Theo số liệu của UBCKNN, các TCTD hiện là nhà đầu tư TPCP lớn thứ 2 sau Bảo hiểm xã hội, đến cuối năm 2021 tổng quy mô TPCP được hệ thống TCTD nắm giữ khoảng 793.000 tỉ đồng, chiếm 41,86% tổng giá trị TPCP đang được giao dịch trên thị trường.

Dưới góc độ TCTD là nhà đầu tư đối với TPDN: Tính đến cuối năm 2021, có 41 TCTD tham gia với tổng dư nợ TPDN của hệ thống TCTD là 274.000 tỉ đồng, chiếm 2,63% tổng dư nợ tín dụng của hệ thống, qua đó, góp phần gia tăng thanh khoản, thúc đẩy thị trường TPDN phát triển.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hoạt động các TCTD, đáp ứng yêu cầu chi trả theo người dân, NHNN đã kiểm soát rất chặt chẽ việc TCTD mua TPDN thông qua nhiều quy định. Trong đó, NHNN qui định TCTD chỉ được mua, bán TPDN khi TCTD có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Đồng thời TCTD không được mua TPDN phát hành có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành hoặc có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác, có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động...

TCTD tham gia thị trường vốn với vai trò là nhà phát hành

Đề cập đến vai trò này, Thống đốc nhận định đây là kênh huy động vốn quan trọng đối với TCTD, mang lại lợi ích cho cả TCTD là người phát hành và nhà đầu tư. Trong đó, đối với TCTD, tông qua thị trường này, TCTD có thể huy động được nguồn vốn trung dài hạn, giúp cân đối vốn để cho vay đối với doanh nghiệp và người dân thuận lợi hơn. Thông qua phát hành TPDN, TCTD có thể tăng vốn cấp II, tạo thuận lợi cho việc tăng cường năng lực tài chính, cải thiện hệ số an toàn vốn, gia tăng khả năng cấp tín dụng trung dài hạn cho nền kinh tế.

Còn về phía Nhà đầu tư: Có được quyền lợi tương tự như người gửi tiền ở TCTD bởi vì khi đến hạn sẽ được TCTD chi trả đầy đủ gốc, lãi như các khoản tiền gửi. Ngoài ra, tùy thuộc vào đặc tính của loại hình trái phiếu do TCTD phát hành, nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu do TCTD phát hành còn có thể có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu nếu trái phiếu đó là trái phiếu chuyển đổi...

TCTD cấp tín dụng đầu tư, kinh doanh chứng khoán

Ngoài việc tham gia trực tiếp trên thị trường vốn với vai trò nhà đầu tư và nhà phát hành, TCTD còn cho vay đối với các chủ thể tham gia thị trường vốn. NHNN luôn theo sát diễn biến thị trường chứng khoán, chỉ đạo hệ thống ngân hàng thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ hướng dòng vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên và kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro trong đó có đầu tư kinh doanh chứng khoán.

Với vai trò gián tiếp hỗ trợ thị trường chứng khoán phát triển thông qua việc cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán và với tinh thần thận trọng như đề cập ở trên thì dư nợ tín dụng đối với khách hàng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán còn khá nhỏ (chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thêm ngân hàng nước ngoài nhảy vào thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam

Thêm ngân hàng nước ngoài nhảy vào thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam

Thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam vừa có thêm một "tay chơi" mới, là một ngân hàng nước ngoài, sau khi ngân hàng SCB từ Thái Lan mua lại 100% công ty Home Credit Việt Nam vào cuối tháng 2 vừa qua.

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?

Tạm đóng cửa phiên sáng nay (29/3), cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HoSE: LPB) tăng gần 3%, lên 17.400 đồng/CP, trong khi đó, các mã cổ phiếu ngân hàng khác đều "rực lửa" như VCB, BID, CTG, MBB, TCB...

Hệ thống giao dịch của VNDirect dự kiến hoạt động trở lại vào 1/4?

Hệ thống giao dịch của VNDirect dự kiến hoạt động trở lại vào 1/4?

Sáng nay (29/3), VNDirect thông báo đã thực hiện thông luồng giao dịch thành công trên môi trường giả lập vào 21 giờ ngày hôm qua 28/3.

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc. Tỉnh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ở mức tốt nhất có thể trong sản xuất kinh doanh.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Tính đến 31/12/2023, dư nợ cho vay ký quỹ của HSC đạt hơn 12.135 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. MSVN cho biết sự vận hành của hệ thống KRX kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng thanh khoản giao dịch và tăng giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, sẽ giúp cho mảng môi giới và ký quỹ của HSC được cải thiện.

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Chính sách chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Techcombank trình cổ đông là một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.