Cao Bằng: Thu hút 73 dự án đầu tư trong và ngoài nước trị giá nghìn tỷ tại Khu kinh tế

22/04/2020 16:55 GMT+7
Đến nay, Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đã thu hút 73 dự án đầu tư trong và ngoài nước với số vốn đầu tư 37,8 triệu USD và trên 14 nghìn tỷ đồng.

Trong số 73 dự án đầu tư trong và ngoài nước thì có 9 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký khoảng 37,8 triệu USD, 64 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 14 nghìn tỷ đồng. Hiện nay đã có 35 dự án đã đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu trước mắt cho hoạt động thương mại, dịch vụ trong Khu kinh tế cửa khẩu, giải quyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 230 lao động tại địa phương, 37 dự án đang triển khai, 1 dự án đang tạm dừng theo yêu cầu của UBND tỉnh.

Năm 2019, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án Chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tỉnh Cao Bằng của Công ty cổ phần Trang trại bò sữa và chế biến sữa công nghệ cao tỉnh Cao Bằng, với số vốn đăng ký 4.300 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất khoảng 108 ha. Hiện, Dự án đang triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư theo đúng tiến độ.

Cao Bằng: Thu hút 73 dự án đầu tư trong và ngoài nước trị giá nghìn tỷ tại khu kinh tế - Ảnh 1.

Khu kinh tế tỉnh Cao Bằng đã thu hút 73 dự án đầu tư trong và ngoài nước với số vốn đầu tư 37,8 triệu USD và trên 14 nghìn tỷ đồng.

Trong những năm qua, mặc dù còn gặp không ít khó khăn và thách thức, nhưng một số Nhà đầu tư đã nỗ lực thực hiện hoàn thành dự án đầu tư và đưa dự án đi vào hoạt động ổn định và theo đúng tiến độ trong Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Một số Nhà đầu tư hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nư­ớc, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần vào tăng thu ngân sách tại địa phương. Trong quá trình hoạt động, một số Nhà đầu tư đã có sự năng động sáng tạo, nhậy bén với cơ chế mới của nền kinh tế thị trư­ờng có sự quản lý của nhà nước, đã chú ý đầu t­ư theo chiều sâu, chuyển h­ướng đầu t­ư mang tính chiến lược ổn định, lâu dài. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó không ít Nhà đầu tư chưa quan tâm tới dự án đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; lúng túng không biết triển khai các bước tiếp theo hoặc không triển khai các bước tiếp theo; Một số Nhà đầu tư không đủ năng lực về tài chính, về quản lý để thực hiện dự án; Một số Nhà đầu tư đăng ký nhiều dự án đầu tư, do thiếu sự quan tâm, thiếu tập trung nguồn lực tài chính nên các dự án đều dở dang chưa hoàn thành; Một số Nhà đầu tư chỉ giải phóng mặt bằng một phần đất để thực hiện dự án, phần còn lại không ứng trước kinh phí để GPMB nên dự án dở dang không hiệu quả;... 

Nhìn chung công tác quản lý nhà nước đối với các Nhà đầu tư trên địa bàn Khu kinh tế đã được cải thiện dần. Các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban đã được rà soát lại, xem xét loại bỏ những thủ tục không cần thiết và thực hiện cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc xem xét thụ lý hồ sơ, giải quyết nhanh gọn, không gây phiền hà, tạo thuận lợi cho các Nhà đầu tư.

PV
Tags:
Cùng chuyên mục