Cao lầu là món ăn nổi tiếng của vùng nào ở nước ta?

Thứ năm, ngày 24/09/2020 20:32 PM (GMT+7)
Cao lầu là ẩm thực nổi tiếng, mang đậm văn hóa đặc sắc của một địa phương ở Việt Nam.
Bình luận 0
Cao lầu là món ăn nổi tiếng của vùng nào ở nước ta? - Ảnh 1.

Cao lầu là món ăn độc đáo gắn liền phố cổ Hội An. Mới nhìn, cao lầu trông giống như mì, nhưng không phải. Người ta thường ăn cao lầu với giá nhúng nước sôi nhưng không được quá mềm, thêm ít rau sống, được lấy ở làng rau truyền thống Trà Quế nổi tiếng ở Hội An.

Cao lầu là món ăn nổi tiếng của vùng nào ở nước ta? - Ảnh 2.

Hội An là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Đây là đô thị loại ba, được thành lập theo Nghị định số 10/2008/NĐ-CP ngày 29/1/2008 của Chính phủ.

Cao lầu là món ăn nổi tiếng của vùng nào ở nước ta? - Ảnh 3.

Phố cổ Hội An được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO từ năm 1999. Đây là khu phố cổ duy nhất ở nước ta được công nhận di sản văn hóa UNESCO.

Cao lầu là món ăn nổi tiếng của vùng nào ở nước ta? - Ảnh 4.

Cù Lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, nằm cách bờ biển Cửa Đại 18 km. Cù Lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nó gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này khoảng 3.000 người.

Cao lầu là món ăn nổi tiếng của vùng nào ở nước ta? - Ảnh 5.

Với lịch sử phát triển lâu dài của mình, các cư dân sinh sống ở Hội An dần phát triển những ngành nghề đa dạng như mộc, làm gốm mỹ nghệ, trồng rau, nghề thuốc, làm lồng đèn.... Nó vừa để phục vụ nhu cầu đời sống của người dân, vừa làm nên sự phồn thịnh, tấp nập cho cảng thị Hội An từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.

Cao lầu là món ăn nổi tiếng của vùng nào ở nước ta? - Ảnh 6.

Hội An hiện nay có rất nhiều làng thủ công truyền thống như: Làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế. Làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim nằm bên kia sông Hội An. Làng Kim Bồng nổi tiếng từ lâu với nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ.

Cao lầu là món ăn nổi tiếng của vùng nào ở nước ta? - Ảnh 7.

Bảo tàng Lịch sử Văn hóa được thành lập vào năm 1989, trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng, sắt, giấy, gỗ... Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch được xây dựng vào năm 1995, lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ. Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hóa Sa Huỳnh - chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai, từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á.

Cao lầu là món ăn nổi tiếng của vùng nào ở nước ta? - Ảnh 8.

Hội An trở thành thành phố vào tháng 1/2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Hội An, với 6.146,88 ha, 121.716 nhân khẩu. Hội An hiện phân chia thành 9 phường: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà; và 4 xã Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù Lao Chàm).


Nguyễn Thanh Điệp (Theo Zing)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem