Chấm sơ khảo Cuộc thi “Làm nông thời công nghệ 4.0”: 23 dự án xuất sắc vào chung khảo từ 668 hồ sơ

Hồng Liên Thứ sáu, ngày 12/06/2020 09:46 AM (GMT+7)
* 23 dự án xuất sắc được chọn vào chung khảo.
Bình luận 0

Ban tổ chức Cuộc thi "Làm nông thời công nghệ 4.0" năm 2020 cho biết, sau khi kết thúc nhận bài dự thi vào ngày 20/4 vừa qua, các thành viên Ban tổ chức (BTC) đã tiến hành thống kê, phân loại các tác phẩm. Sau gần 2 năm kể từ khi phát động, cuộc thi đã nhận được tổng cộng 670 dự án ở khắp mọi miền đất nước gửi về.

Sáng 10/6, tại Hà Nội, Ban sơ khảo cuộc thi gồm 5 thành viên đã tiến hành chấm sơ khảo. Theo đánh giá sơ bộ của Ban sơ khảo, ở cuộc thi lần 2, dù có thời gian ảnh hưởng do dịch Covid-19 nhưng số lượng các dự án dự thi gửi về cho BTC vẫn rất lớn. Những dự án góp mặt trong cuộc thi năm nay đều hết sức phong phú, đa dạng, thể hiện sự hấp dẫn riêng.

Sức hút một cuộc thi về nông nghiệp

Các dự án tập trung vào việc áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Israel, Mỹ, Nhật Bản... cũng được nhiều nông dân áp dụng, hướng tới bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế cao và có tiềm năng thu hút được đầu tư.

Các dự án tập trung vào việc áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật của các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Israel, Mỹ, Nhật Bản... cũng được nhiều nông dân áp dụng, hướng tới bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế cao và có tiềm năng thu hút được đầu tư.

Sau gần 2 năm phát động (từ 4/7/2018 đến hết  20/4/2020), BTC cuộc thi đã nhận được tổng số 668 hồ sơ hợp lệ, 2 hồ sơ không hợp lệ do quá hạn và không đúng với tiêu chí của cuộc thi.

Trong đó, các nông dân đến từ đồng bằng Sông Cửu Long gửi số hồ sơ dự thi nhiều nhất, kế đến là các nông dân ở miền Trung và cuối cùng là các nông dân miền Bắc. Điều đó chứng tỏ, đồng bằng sông Cửu Long vẫn luôn là vựa lương thực và là mảnh đất tiềm năng cho phát triển nông nghiệp 4.0 lớn nhất cả nước.

Chấm sơ khảo Cuộc thi “Làm nông thời công nghệ 4.0”:  23 dự án xuất sắc vào chung khảo từ 668 hồ sơ - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Hoài - Phó Tổng Biên tập Báo NTNN, Trưởng ban sơ khảo cuộc thi.

Ngoài ra, do dịch bệnh Covid-19 kéo dài nên BTC cuộc thi cũng phải kéo dài thời gian trao giải thêm 2 tháng so với dự kiến.

Qua vòng sơ khảo, Ban sơ khảo đánh giá cao chất lượng của những dự án nông nghiệp của các cá nhân, nhóm cá nhân tham dự cuộc thi. Những dự án tham dự đều được đầu tư bài bản, mang tính sáng tạo và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến nông sản sạch.

Ông Nguyễn Văn Hoài - Phó Tổng Biên tập Báo NTNN, Trưởng ban sơ khảo cuộc thi - cho biết: "Qua đánh giá sơ bộ, trong số 670 hồ sơ mà BTC nhận được, thể hiện sự đa dạng về vùng miền, thể loại: Mô hình nông nghiệp công nghệ cao về trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản, chế tạo máy móc,… được mô tả, phản ánh, ghi nhận sắc nét. Các hồ sơ dự thi là các dự án này đều được đầu tư với số tiền lớn, sản phẩm đều có nguồn gốc xuất xứ và đã có thị trường tiêu thụ, giúp tiết kiệm được sức lao động, giải quyết được vấn đề việc làm cho người nông dân...".

Sáng chế máy móc có chất lượng tương tự máy nhập ngoại

Về chế tạo các loại máy móc, nhiều nông dân chân đất đã phát minh sáng chế, tạo ra sản phẩm công nghệ cao "made in Việt Nam" ứng dụng trong nông nghiệp, có giá thành rẻ hơn so với công nghệ nước ngoài nhưng chất lượng tương tự. Như dự án "Máy thu hoạch rau mầm" của nông dân Phạm Văn Hát. Ông Hát đưa ra mẫu máy đơn giản, dễ chế tạo, tận dụng các nguồn phụ kiện cũ dễ kiếm trên thị trường, đồng thời vẫn đạt được tính năng vượt trội: Năng suất cao gấp đôi (cắt 1 khay chỉ khoảng 8 giây), rau rất sóng (gốc ra gốc, ngọn ra ngọn), máy dễ di chuyển đến gần khu vực đặt khay…

Ngoài ra, ông Hoài đánh giá, việc ứng dụng Internet, mạng xã hội… trong quảng bá sản phẩm nông sản được những nông dân này tận dụng triệt để: Sản phẩm có đầu ra ổn định, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Về các tác giả tham dự cuộc thi, độ tuổi được trẻ hoá, trẻ nhất là nông dân sinh năm 1996 đến từ Gia Lai với dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất dâu tây trồng trong nhà vòm".

23 dự án lọt vào chung khảo

Ông Nguyễn Văn Hoài cho biết thêm, ngay từ khi nhận được tác phẩm gửi về, Ban sơ khảo đã đánh giá, lựa chọn rất chặt chẽ. Theo đó, đã có nhiều bài viết được đăng tải trên Báo NTNN/điện tử Dân Việt về các mô hình của nông dân áp dụng nông nghiệp công nghệ cao. Cuối cùng, Ban sơ khảo đã quyết định chọn 23 dự án xuất sắc nhất để tiến hành chấm chung khảo.

Chấm sơ khảo Cuộc thi “Làm nông thời công nghệ 4.0”:  23 dự án xuất sắc vào chung khảo từ 668 hồ sơ - Ảnh 4.

Nhà sáng chế Phạm Văn Hát bên máy gieo hạt tự động làm nên tên tuổi của anh.

Các dự án thể hiện hấp dẫn, phong phú trên nhiều lĩnh vực như:

* Về trồng trọt bao gồm các nội dung nghiên cứu, lai tạo và bảo tồn nguồn gen lúa quý, giống lúa mới, trồng rau an toàn năng suất cao, trồng nấm linh chi, cây ăn quả, thốt nốt, tiêu, điều, các loại hoa...

Bên cạnh đó, các dự án theo hướng thâm canh cao, áp dụng một số công nghệ mới trong sản xuất như: Sử dụng màng phủ nông nghiệp, sản xuất trong nhà lưới, hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật có độ độc hại cao, sử dụng hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt, hạt giống lai F1, thuốc trừ sâu sinh học tạo sản phẩm an toàn, chất lượng. Một số mô hình nhà màng sản xuất rau ăn lá, ăn quả với mức độ đầu tư công nghệ cao khá hiện đại.

Tiêu biểu phải kể đến mô hình "Trồng táo trong nhà lưới cải tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao" của nông dân Hồ Tấn Cường đến từ Khánh Hòa. Đây là mô hình làm nhà lưới cải tiến được thực hiện khá đơn giản, nông dân rất dễ vận dụng vào sản xuất...

* Về chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy hải sản: Các dự án bao gồm việc ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến với lĩnh vực chọn tạo giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi, vaccine phòng chống dịch bệnh, tự động hóa dây chuyền sản xuất và chăm sóc đàn vật nuôi, xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi cung ứng thị trường…

Nhiều dự án ứng dụng công nghệ biogas, đệm lót sinh học trong nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, kiểm soát dịch bệnh, góp phần hỗ trợ chăn nuôi bền vững.

Chấm sơ khảo Cuộc thi “Làm nông thời công nghệ 4.0”:  23 dự án xuất sắc vào chung khảo từ 668 hồ sơ - Ảnh 5.

Nông dân 4.0 Nguyễn Văn Vinh đang kiểm tra sự phát triển của tôm thẻ chân trắng.

Phải kể đến dự án "Nuôi tôm trong hồ xi măng dạng hình tròn cho thu nhập cao" của tác giả Nguyễn Văn Vinh. Theo anh Vinh, hồ được thiết kế theo dạng hình tròn, làm bằng bê tông, cốt thép vững chắc, có thể sử dụng vài chục năm. Cách làm này giúp người nuôi tôm chủ động được thời gian xuất bán, hạn chế được dịch bệnh, đạt năng suất cao, thu gom các chất thải nhanh, có thể nuôi nhiều vụ trong năm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem