Chiêm ngưỡng loại lưỡi cày trên đất xen kẽ đá ở Hà Giang

Thứ năm, ngày 21/04/2022 10:10 AM (GMT+7)
Nhiều đời nay, nghề đúc rèn đã trở thành truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng cao nguyên đá tỉnh Hà Giang, xong nổi tiếng nhất phải kể đến làng đúc rèn của người Mông họ Chứ ở thôn Sủng Cáng với sản phẩm đặc trưng là lưỡi cày được “địa phương hóa” phù hợp với địa hình đất xen lẫn đá.
Làng đúc lưỡi cày Sủng Cáng trên cao nguyên đá - Ảnh 1.

Trên những nẻo đường vùng cao Hà Giang, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân địa phương cày cuốc, canh tác với một loại cày lạ mắt.

Làng đúc lưỡi cày Sủng Cáng trên cao nguyên đá - Ảnh 2.

Ông Chứ Chú Mua (55 tuổi) chia sẻ, lưỡi cày của người Mông nhỏ và có mũi hơi cong, khi cày nếu có va vào đá, người ta chỉ cần nâng nhẹ cày lên rồi quay trái hoặc quay phải là thoát.

Làng đúc lưỡi cày Sủng Cáng trên cao nguyên đá - Ảnh 3.

Khuôn đúc lưỡi cày được làm bằng gỗ ngoài bên ngoài trát đất sét để chống cháy.

Làng đúc lưỡi cày Sủng Cáng trên cao nguyên đá - Ảnh 4.

Chảo được đưa vào đáy lò để hứng gang nóng chảy.

Làng đúc lưỡi cày Sủng Cáng trên cao nguyên đá - Ảnh 5.

Gang nóng chảy được đổ vào khuôn cày. Sau khi nguội và cắt bỏ ba-via ta có một lưỡi cày thành phẩm

Làng đúc lưỡi cày Sủng Cáng trên cao nguyên đá - Ảnh 6.

Lưỡi cày của người Mông có giá khoảng 500.000 đồng/chiếc và luôn là mặt hàng bán chạy trong mỗi phiên chợ

Làng đúc lưỡi cày Sủng Cáng trên cao nguyên đá - Ảnh 7.

Thôn Sủng Cáng, xã Sủng Trà nằm trong một thung lũng nhỏ, cách thị trấn Mèo Vạc khoảng 15 km.

Làng đúc lưỡi cày Sủng Cáng trên cao nguyên đá - Ảnh 8.

Hình ảnh dễ bất gặp trên cao nguyên đá Hà Giang.

Quang Phúc
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem