Thứ năm, 25/04/2024

Chiến lược phát triển nhà ở giai đoạn mới

K.N

18/01/2022 1:00 PM (GMT+7)

Quyết định 2161/QĐ-TTg, ngày 22-12-2021 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành, phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045) nhằm phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu về xây mới và cải tạo nhà ở của người dân, nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình.

Phát triển diện tích

Đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 27m2 sàn/người, trong đó: Diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 28m2 sàn/người; tại khu vực nông thôn đạt 26m2 sàn/người. Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn quốc phấn đấu đạt khoảng 30m2 sàn/người, trong đó: Diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 32m2 sàn/người; tại khu vực nông thôn đạt 28m2 sàn/người.

Trước đó, chỉ tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định 2127/QĐ-TTg, ngày 30-11-2011, diện tích nhà ở bình quân toàn quốc đạt khoảng 25m2 sàn/người, trong đó đô thị đạt 29m2 sàn/người; nông thôn đạt 22m2 sàn/người; phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu 8m2 sàn/người. Đồng thời, đến năm 2030, phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn quốc khoảng 30m2 sàn/người, diện tích nhà ở tối thiểu đạt 12m2 sàn/người.

Nâng cao chất lượng 

Nhà ở phát triển mới phải đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, gắn với các dự án phát triển đô thị, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kết nối hạ tầng giao thông, hạ tầng số. Thiết kế mở rộng không gian tiện nghi chức năng của căn nhà theo hướng phát triển không gian xanh, bền vững, phát thải thấp. Nâng cao chất lượng nhà ở hiện hữu thông qua thúc đẩy áp dụng thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy hoạch khi cải tạo và xây dựng đối với nhà riêng lẻ, hộ gia đình; cải tạo xây dựng lại nhà chung cư theo dự án đồng bộ, hiện đại.

Chiến lược phát triển nhà ở giai đoạn mới - Ảnh 1.

Hướng đến nâng cao chất lượng nhà ở cho nhân dân. Ảnh: G.K


Đến năm 2030, phấn đấu tăng tỷ lệ nhà ở kiên cố trên toàn quốc đạt 85-90%, trong đó tại khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 75-80%. Không để phát sinh nhà ở đơn sơ trên toàn quốc, đặc biệt là khu vực đô thị; 90% nhà ở trên toàn quốc có hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước thải đồng bộ và được đầu nối vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực (tỷ lệ nhà ở kiên cố trên toàn quốc giai đoạn 2011-2020 chỉ đề ra 70%, trong đó tại đô thị đạt trên 75%, tại nông thôn đạt 65%).

Phát triển nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của các đối tượng chính sách khó khăn về nhà ở, như: Người thu nhập thấp đô thị, công nhân khu công nghiệp, cán bộ công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân... Phát triển nhà ở xã hội theo dự án có vị trí, quy mô gắn với khu vực tập trung nhiều đối tượng có nhu cầu nhà ở xã hội, tại các quỹ đất phát triển nhà ở xã hội (được bố trí trong quy hoạch dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà nhằm đảm bảo công bằng và tăng khả năng tiếp cận hạ tầng đồng bộ và dịch vụ xã hội thiết yếu). Đa dạng hóa nguồn cung nhà ở xã hội thông qua việc bổ sung thêm các hình thức phát triển nhà ở xã hội phù hợp với thực tiễn; cơ chế ưu đãi về đầu tư, đất đai, tài chính, thuế... Trong đó, tập trung đẩy mạnh khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở để cho thuê.

Phát triển nhà ở thương mại

Phát triển nhà ở thương mại theo dự án, gắn với phát triển đô thị, chương trình phát triển nhà ở, khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở chung cư cao tầng hiện đại, thân thiện với môi trường, phát thải thấp, góp phần nâng cao chất lượng nhà ở, đảm bảo kết nối và đồng bộ hệ thống hạ tầng. Phát triển đa dạng loại hình sản phẩm nhà ở cho thuê, cho thuê mua, để bán, có cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp. Trong đó, tăng tỷ trọng nhà ở thương mại có diện tích trung bình và giá cả hợp lý (thông qua thị trường bất động sản nhà ở) và chính sách khuyến khích của nhà nước. Nhà nước đảm bảo việc phân bổ nguồn lực phát triển nhà ở thông qua cơ chế thị trường, công khai, minh bạch.

Ngoài ra, quyết định cũng nêu việc phát triển nhà ở công vụ; phát triển nhà ở phục vụ tái định cư; hỗ trợ nhà ở theo chương trình mục tiêu; phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; quản lý, vận hành nhà chung cư...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Đừng chờ giá chung cư giảm sâu hơn

Giá chung cư được dự báo khó có thể giảm sâu hơn, diễn biến đi ngang trong ngắn hạn và sẽ phục hồi đà tăng khi thanh khoản cải thiện hơn thời gian tới.

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

TP.HCM loại bỏ nhiều dự án BT do quá nhiều vướng mắc

Do hình thức đầu tư BT (xây dựng - chuyển giao) gặp quá nhiều vướng mắc, TP.HCM quyết định bỏ nhiều dự án BT, chuyển sang hình thức đầu tư khác.

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Mê mẩn với mẫu nhà vườn 'chữa lành'

Ngôi nhà được gia chủ ví như một khu nghỉ dưỡng tại gia, là nơi "chữa lành" cho tâm hồn khi mọi không gian được bao quanh bởi cây xanh, đảm bảo sự riêng tư và yên tĩnh.

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Chuyên gia: Nếu TP.HCM chặt hơn 400 cây xanh vì metro, phải trồng lại gấp đôi

Ý kiến trên được chuyên gia quy hoạch và kiến trúc đô thị đưa ra sau khi có thông tin chặt hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2 ở TP.HCM

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Việt Nam có 2 Cảng hàng không vào Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Tổ chức Quốc tế Skytrax vừa công kết quả xếp hạng các sân bay trên thế giới năm 2024; trong đó, Việt Nam có 2 Cảng hàng không được vinh danh trong “Top 100 sân bay tốt nhất thế giới” là Cảng HKQT Nội Bài và Cảng HKQT Đà Nẵng.

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương sẽ thành đầu mối logistics quan trọng của vùng

Bình Dương xem dịch vụ logistics là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển, giai đoạn 2024 - 2030, góp phần chuyển dịch tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế năm 2025 đạt 28%.