Thứ năm, 25/04/2024

Chủ tịch Vietnam Airlines: Tình hình tài chính của Pacific Airlines rất nghiêm trọng

29/06/2022 6:03 AM (GMT+7)

Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết đã chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp duy trì hoạt động trong thời gian tìm kiếm nhà đầu tư mới tham gia tái cơ cấu Pacific Airlines.

Liên quan đến việc tái cơ cấu cổ đông Pacific Airlines, ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), cho biết đến thời điểm hiện nay (tháng 6-2022), tình hình tài chính của Pacific Airlines rất nghiêm trọng, dòng tiền thiếu hụt, nợ quá hạn lớn đe dọa mất khả năng thanh toán và phải chấm dứt hoạt động. 

Chủ tịch Vietnam Airlines: Tình hình tài chính của Pacific Airlines rất nghiêm trọng - Ảnh 1.

Thông tin tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của Vietnam Airlines vào sáng 28-6, ông Hòa cho biết thực hiện chủ trương đã được cơ quan Nhà nước phê duyệt, Hội đồng quản trị Vietnam Airlines đã chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp duy trì hoạt động trong thời gian tìm kiếm nhà đầu tư mới tham gia tái cơ cấu Pacific Airlines.

Trong giai đoạn này, Pacific Airlines tiếp tục tổ chức hoạt động khai thác tối thiểu, tinh giản bộ máy, tận dụng nguồn lực chung với Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco) để tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, khả năng phối hợp sản phẩm với Vietnam Airlines.

"Hiện tại, quy trình lựa chọn nhà đầu tư gặp rất nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách theo các quy định hiện hành đối với doanh nghiệp nhà nước. Vietnam Airlines đang tiếp tục báo cáo các cấp có thẩm quyền để xử lý"- ông Hòa cho hay.

Bổ sung thêm, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines, cho rằng Pacific Airlines vẫn đang thực hiện các giải pháp tài chính, xem xét giá trị Công ty nhưng hiện vướng mắc chuyển nhượng vốn với các doanh nghiệp cổ phần chi phối vốn Nhà nước.

Ông Hiền cũng thông tin thêm, Vietnam Airlines đã làm việc với các cơ quan liên quan và nhà đầu tư tiềm năng nhưng lựa chọn nhà đầu tư thế nào để có thể bán riêng lẻ hay đấu thầu công khai công bố rộng rãi ra công chúng. Khi đi vào cụ thể, từng văn bản quy phạm pháp luật đều vướng do Pacific Airlines lỗ lũy kế nên việc chuyển khoản lỗ này vướng các quy chế và quy trình thực hiện.

"Vietnam Airlines báo cáo các cấp có thẩm quyền để vận dụng quy định Nhà nước để lựa chọn nhà đầu tư công khai minh bạch, tuân thủ pháp luật đảm bảo hài hòa Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán"- Kế toán trưởng Vietnam Airlines nói.

Còn theo Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà, khó khăn trong giai đoạn vừa qua đối với hàng không nói chung và Pacific Airlines nói riêng là không tránh khỏi. Vietnam Airlines đã triển khai các biện pháp hỗ trợ Pacific Airlines, Tập đoàn Qantas đã điều chỉnh mục tiêu kinh doanh, rút ra, không tham gia cổ đông Pacific Airlines nữa.

Pacific Airlines đã có đề án tái cơ cấu lại cổ đông, việc này là cần thiết để bảo đảm hoạt động của hãng. Tiến trình này còn vướng một số thủ tục liên quan các quy định pháp lý trong việc bán tài sản nhà nước. Đề án này đã được đưa vào đề án tái cơ cấu tổng thể Vietnam Airlines thông qua tại Đại hội đồng cổ đông và báo cáo các cơ quan thẩm quyền liên quan trong thời gian rất sớm tới.

Phóng viên nêu câu hỏi hiện tại nhiều nhà đầu tư quan tâm đến Pacific Airlines, nhiều nhà đầu tư muốn tỷ lệ sở hữu của Vietnam Airlines giảm xuống dưới mức chi phối để họ được nắm quyền chi phối. Liệu Vietnam Airlines có sẵn sàng giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới mức chi phối?

Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà cho biết Vietnam Airlines sẵn sàng để mở cơ hội nếu hãng có thể, ở mức 3% hoặc 0% đối với Pacific Airlines trong phương án đang báo cáo.

Hãng hàng không Pacific Airlines được thành lập vào năm 1991 với các cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước. Năm 2007, Tập đoàn Qantas mua 30% cổ phần Pacific Airlines và hãng đổi tên thành Jetstar Pacific Airlines. Đến năm 2012, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã chuyển giao 68% vốn tại Jetstar Pacific cho Vietnam Airlines.

Đến tháng 7-2020, Jetstar Pacific trở về tên khai sinh Pacific Airlines. Tháng 10-2020, Qantas Group thực hiện các thủ tục rút khỏi liên danh tại Pacific Airlines và chuyển giao lại 30% cổ phần của Qantas tại Pacific Airlines cho Vietnam Airlines theo hình thức tặng lại.

Quý 1-2022, Vietnam Airlines đã tiếp nhận toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của Quantas Asia Investment Company (Singapore) Pre Limited tại Pacific Airlines tặng cho tổng công ty để triển khai việc tái cơ cấu và thoái vốn. Như vậy Vietnam Airlines đang nắm giữ khoảng 98% cổ phần tại Pacific Airlines.

Trước khi thoái vốn Pacific Airlines, Vietnam Airlines đã thoái 35% vốn khỏi Cambodia Angkor Air (K6) - hãng hàng không quốc gia của Campuchia, do Vietnam Airlines góp 49% vốn. Vì vậy, Cambodia Angkor Air không còn là công ty liên kết của hãng hàng không quốc gia Việt Nam.

Vietnam Airlines đã nhận các khoản tiền lần lượt là 30 triệu USD và 4 triệu USD từ nhà đầu tư mua lại phần vốn góp của hãng tại hãng hàng không Cambodia Angkor Air. Vietnam Airlines sẽ hoàn thành các điều khoản trong thỏa thuận và thanh lý 14% phần vốn góp còn lại tại Cambodia Angkor Air trong năm 2022.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Ông Nguyễn Đình Tùng, một "công thần" tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), thôi làm Tổng giám đốc sau hơn 10 năm nhằm dồn sức cho vai trò thành viên Hội đồng quản trị của nhà băng này.

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (25/4): Vingroup thoái vốn, cổ phiếu VRE vì sao vẫn hấp dẫn?

Năm 2024, VRE dự kiến ra mắt Vincom Megamall Grand Park tại TP.HCM và Vincom Megamall Ocean Park 2, cùng với 4 trung tâm mua sắm tại Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên và Đông Hà. 6 trung tâm này sẽ cung cấp thêm khoảng 171.000 m2 diện tích sàn cho thị trường bán lẻ (tăng 10% diện tích GFA của VRE).

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

VN-Index tăng hơn 28 điểm, trở lại mốc 1.200 điểm

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay (24/4), VN-Index tăng 28,21 điểm (2,4%), lên mức 1.205,61 điểm; HNX-Index tăng 5,24 điểm (2,35%), lên mức 227,87 điểm.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (24/4): Mang dịch vụ công nghệ thông tin ra nước ngoài, FPT thắng lớn

Quý I năm nay, mảng dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) nước ngoài tiếp tục đóng góp chính vào tốc độ tăng trưởng của FPT với doanh thu đạt 6.999 tỷ đồng (tăng 29%).