Chưa từng có: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản tăng tốc thu mua, Việt Nam có thể thu 47 tỷ USD nhờ bán nông sản

Khánh Nguyên (ghi) Thứ ba, ngày 07/12/2021 19:15 PM (GMT+7)
Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 7/12, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2021 có thể đạt 47 tỷ USD nếu cứ giữ đà như tháng 11. Hiện, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.
Bình luận 0

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua lượng lớn nông sản của Việt Nam

11 tháng năm 2021, xuất khẩu nông sản đã đạt 43, 48 tỷ USD, một con số kỷ lục, trong đó, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, năm 2021 ngành nông nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn chưa từng có.

Ngoài những hạn chế đã lâu như hạ tầng yếu kém, dịch bệnh, xâm nhập mặn, hạ tầng chế biến, kho bãi, trình độ chế biến rất hạn chế; đầu tư cho nông nghiệp cũng rất khiêm tốn thì dịch Covid-19 cũng khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Chưa từng có: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản tăng tốc thu mua, Việt Nam có thể thu 47 tỷ USD nhờ bán nông sản - Ảnh 1.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu trái cây quan trọng nhất của Việt Nam. Trong ảnh: Thu hoạch nhãn ở Sơn La. Ảnh: Tuệ Linh.

Tuy nhiên, với nỗ lực rất cao, ngành nông nghiệp đã đạt được những chỉ tiêu rất quan trọng, trong đó có xuất khẩu. 11 tháng năm 2020, trị giá xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 43,48 tỷ USD.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chỉ tính riêng tháng 11/2021, xuất khẩu đạt hơn 4,1 tỷ USD. 

"Nếu cứ đà như tháng 11/2021, tháng 12/2021 xuất khẩu trên 4 tỷ USD thì cả năm nay xuất khẩu sẽ đạt khoảng trên 47 tỷ USD, vượt so với Chính phủ giao là trên 5 tỷ USD. Đây là kết quả rất ấn tượng của ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2021" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Được biết, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, trong đó, Mỹ mua nhiều đồ gỗ của Việt Nam nhất, trong khi Trung Quốc nhập khẩu lượng lớn trái cây của Việt Nam.

Theo đánh giá của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, để có kết quả như vậy, những ngành chủ lực là trồng trọt đạt tới 19,3 tỷ USD, tăng 13,7% (trong đó, cao su, cà phê, hạt điều, tiêu, lúa gạo, sắn và sản phẩm từ sắn… có những lĩnh vực tăng tới trên 54%. Ngoài ra, lâm nghiệp năm nay cũng vượt mục tiêu đặt ra ngoạn mục. 

Đến thời điểm hiện tại, xuất khẩu gỗ và sản phẩm đã đạt 14,3 tỷ USD, chắc chắn đạt trên 15 tỷ USD trong cả năm 2021. Trong khi mục tiêu đặt ra chỉ trên dưới 13 tỷ USD. 

Xuất khẩu thuỷ sản cả năm có thể đạt mức 8,6-8,7 tỷ USD. 

Chưa từng có: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản tăng tốc thu mua, Việt Nam có thể thu 47 tỷ USD nhờ bán nông sản - Ảnh 2.

Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua lượng lớn nông sản của Việt Nam, góp phần giúp xuất khẩu nông sản 11 tháng năm 2021 đạt 43,38 tỷ USD, riêng xuất khẩu gỗ đạt 13 tỷ USD. Trong ảnh: Một cơ sở chế biến gỗ ở Lào Cai. Ảnh: Cao Cẩm.

Mở rộng đàm phán ở những thị trường có tỷ trọng xuất khẩu cao như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản

Lý giải cho kết quả ngoạn mục của ngành nông nghiệp, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, quan trọng nhất là phải nhận định được tình hình. 

Dịch Covid-19 xuất phát từ năm 2020, trước bối cảnh đó với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NNPTNT đã chỉ đạo các địa phương, trang trại, hợp tác xã, bà con nông dân xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo được tiêu chí cho các thị trường.

 Vùng nuôi, vùng trồng và quản trị theo chuỗi từ cây giống, con giống, quy trình canh tác, thuốc bảo vệ thực vật, thu hoạch, sơ chế, chế biến, tem nhãn mác và xúc tiến thương mại. 

Thứ hai, trong hoàn cảnh dịch Covid-19 phải đa dạng hoá các hình thức thương mại như thương mại điện tử, trực tiếp kết hợp trực tuyến. 

Việt Nam đang thực hiện 16 FTA thế hệ mới, đây là lợi thế so sánh rất lớn, phải tập trung lực lượng để khai thác.

 Thêm đó, sự phối hợp của Bộ NNPTNT với các bộ, ngành như Công Thương, Giao thông vận tải, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân… với các địa phương rất chặt chẽ. 

Ngoài ra, Bộ tiếp tục đàm phán mở rộng thị trường với các sản phẩm, đặc biệt là những thị trường có tỷ trọng xuất khẩu cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. 

Gần đây nhất, Trung Quốc ra Lệnh 248, Lệnh 249, Bộ đã chỉ đạo các địa phương tập trung đảm bảo vùng nguyên liệu. 

Trong quá trình triển khai không thể khonog có những vướng mắc, khi có vướng mắc tại các thị trường, các rào cản kỹ thuật, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ ngay những khó khăn đối với các thị trường xuất khẩu nông sản. Việt Nam đã xuất khẩu được thịt gà vào thị trường khó tính như Nhật Bản với khối lượng tương đối lớn.  

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem