Gần 5 tháng kể từ ngày tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến châu Âu. Trong đó, trọng tâm là hàng loạt vấn đề kinh tế quan trọng, từ phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19 cho đến cách tiếp cận trong vấn đề thương mại với Trung Quốc.

Trong chuyến công du kéo dài 8 ngày, ông Biden tham vọng giải quyết hàng loạt thách thức kinh tế quan trọng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ngày một leo thang trên toàn cầu.

img
img
img
img

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra ở Cornwall, Vương quốc Anh (Ảnh: AFP/ Reuters/ Getty Images)

2 thắng lợi bước ngoặt trên mặt trận kinh tế của ông Biden trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên - Ảnh 3.

Như đã tuyên bố tại thời điểm vừa tiến vào Nhà Trắng, chính quyền ông Biden tiếp tục duy trì quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, dù bằng cách tiếp cận đa phương hơn so với người tiền nhiệm Donald Trump. Điều này đồng nghĩa ông Biden muốn siết chặt quan hệ với EU và các đồng minh thân cận của Mỹ, vốn đã có dấu hiệu đổ vỡ dưới thời cựu Tổng thống Trump, từ đó tăng cường sức ép quốc tế lên Bắc Kinh.

Và Hội nghị thượng đỉnh G7 bao gồm 7 nền kinh tế tiên tiến Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản chính là cơ hội lớn để ông Biden củng cố cách tiếp cận này trước các đồng minh của Mỹ.

2 thắng lợi bước ngoặt trên mặt trận kinh tế của ông Biden trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên - Ảnh 4.

Thật vậy, ông Biden đã thành công bước đầu trong việc tái xây dựng quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương. Bằng chứng là các nhà lãnh đạo G7 đã dành nhiều lời có cánh cho vị Tân Tổng thống Mỹ ở chuyến công du này. 

Thủ tướng Anh Boris Johnson nhấn mạnh ông Biden là “luồng gió mới trong lành” của chính trường Mỹ, trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định nước Mỹ đã trở lại với tư cách nhà lãnh đạo của thế giới tự do dưới thời Biden. Những phát ngôn này phần nào phản ánh sự thở phào của các đồng minh quan trọng của Mỹ khi sự hỗn loạn dưới thời cựu Tổng thống Trump kết thúc.

2 thắng lợi bước ngoặt trên mặt trận kinh tế của ông Biden trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên - Ảnh 5.

Nhưng có một điều nhất quán trong chính sách kinh tế của Donald Trump và Joe Biden, ấy là sự cứng rắn với Trung Quốc. Trong cuộc họp báo ít ngày trước chuyến công du của ông Biden, quan chức cấp cao phụ trách các vấn đề châu Âu tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Amanda Sloat đã nhấn mạnh Trung Quốc là một trong ba trọng tâm chương trình nghị sự lần này.

Dưới sự ủng hộ của các đồng minh ở Hội nghị thượng đỉnh G7, ông Biden cũng đạt được một thành công nhất định trong cách tiếp cận với vấn đề Trung Quốc: thuyết phục được nhóm G7 nhất trí thông qua Sáng kiến Xây dựng thế giới tốt đẹp hơn (gọi tắt là B3W) - kế hoạch đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) mà Bắc Kinh hậu thuẫn. Đây được xem là một phần chiến lược cụ thể mà ông Biden đưa ra nhằm chống lại tầm ảnh hưởng toàn cầu ngày một tăng từ Trung Quốc.

B3W là một sáng kiến đầu tư cơ sở hạ tầng ở các quốc gia đang phát triển, trong đó G7 sẽ thúc đẩy tài trợ từ các khoản viện nước ngoài của Mỹ và các thành viên trong khối thông qua các tổ chức tài chính quốc tế uy tín như Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF hay Ngân hàng Thế giới World Bank. Chính quyền Biden cũng cam kết thảo luận với Quốc hội Mỹ để tăng cường mức đóng góp của Mỹ vào kế hoạch này.

“Hy vọng rằng cùng với các đối tác G7, các khu vực tư nhân và nhiều bên liên quan, chúng ta sẽ cùng nhau thúc đẩy hàng trăm tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình có nhu cầu” - một quan chức chính quyền Biden cho hay.

2 thắng lợi bước ngoặt trên mặt trận kinh tế của ông Biden trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên - Ảnh 6.

Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc nhằm phát triển các tuyến đường bộ và đường biển nối Đông Á, cụ thể là Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Bắc Kinh đã thúc đẩy sáng kiến này suốt gần một thập kỷ, mặc dù nó vấp phải nhiều chí trích từ phương Tây. Trong khi Washington nhiều lần cáo buộc đây là chiến lược nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu của Bắc Kinh đồng thời gieo rắc bẫy nợ cho các quốc gia nghèo, thì chính phủ Trung Quốc khẳng định sáng kiến đa phương này nhằm mục tiêu thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực.

Các trợ lý của chính quyền Biden nhấn mạnh rằng dự án cơ sở hạ tầng B3W không phải nhằm mục đích buộc các quốc gia lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. “Đây là vấn đề về một tầm nhìn và cách tiếp cận thay thế… Những gì chúng tôi đang thúc đẩy là một chương trình nghị sự tích cực, tự tin, tập trung vào việc tập hợp các quốc gia khác chia sẻ giá trị chung về những vấn đề nhất quán”.

Nhưng nhìn chung, việc G7 nhất trí thông qua B3W được xem như một thắng lợi quan trọng cho Tổng thống Biden trong việc thúc đẩy các đồng minh ngăn chặn Trung Quốc bành trướng tầm ảnh hưởng quốc tế. 

2 thắng lợi bước ngoặt trên mặt trận kinh tế của ông Biden trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên - Ảnh 7.

Tờ CNBC dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính quyền Biden cho hay: “Sáng kiến Xây dựng thế giới tốt đẹp hơn "sẽ không chỉ là một giải pháp thay thế cho BRI, mà chúng tôi tin rằng nó sẽ hạ gục BRI như một sự lựa chọn chất lượng hơn”.

Chưa rõ cách thức chính quyền Biden và nhóm G7 thúc đẩy sáng kiến B3W ra sao. Tuy nhiên, ng Matthew Goodman, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách các vấn đề kinh tế tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Washington DC nhận định nỗ lực của ông Biden có thể không đủ để ngăn chặn Sáng kiến Vành đai và Con đường mà Trung Quốc đang hậu thuẫn. Bởi cho đến nay, đã có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới tham gia vào các dự án trong khuôn khổ BRI với vốn đầu tư nhiều tỷ USD từ Trung Quốc.

2 thắng lợi bước ngoặt trên mặt trận kinh tế của ông Biden trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên - Ảnh 8.

Một thắng lợi khác “mang tính lịch sử” mà ông Biden đạt được trong chuyến công du mới đây là thuyết phục các nhà lãnh đạo G7 nhất trí thông qua đề xuất thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu 15%, một bước tiến đáng kể trong chính sách thuế toàn cầu.

2 thắng lợi bước ngoặt trên mặt trận kinh tế của ông Biden trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên - Ảnh 9.

Đề xuất thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu 15% được chính quyền Biden đưa ra vào cuối tháng 5, ít lâu trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, Anh quốc. 

Daleep Singh, phó cố vấn an ninh quốc gia kiêm phó giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ giải thích rằng một nền tảng thuế doanh nghiệp toàn cầu thống nhất không chỉ tạo ra cơ hội nâng cao lợi thế cạnh tranh và trình độ lao động dựa trên khả năng đổi mới của quốc gia, mà còn cho phép các chính phủ có thêm nguồn thu ngân sách tài trợ cho các dự án tái thiết đất nước hậu đại dịch Covid-19. 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng hoan nghênh việc G7 thống nhất thông qua mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu, bởi nó “sẽ chấm dứt cuộc đua hạ thuế doanh nghiệp giữa các quốc gia, đồng thời đảm bảo sự công bằng cho tầng lớp trung lưu và người lao động (thông qua đánh thuế doanh nghiệp”. 

img
img

Các quốc gia đánh thuế doanh nghiệp cao nhất (trái) và thấp nhất (phải) trong năm 2020 (Ảnh: CNBC)

Sở dĩ gọi đây là một thắng lợi khác của ông Biden, bởi lẽ cho đến nay, mỗi quốc gia trên thế giới vẫn áp dụng một biểu thuế doanh nghiệp riêng. Việc xây dựng được một biểu thuế chung rộng rãi trên toàn cầu sẽ góp phần quan trọng tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nền kinh tế. 

Chẳng hạn, có khoảng 15 quốc gia không áp thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm quốc đảo Bermuda, Quần đảo Cayman và Quần đảo Virgin thuộc Anh. Những nơi này được mệnh danh là “thiên đường thuế” ngoài khơi - các khu vực pháp lý nơi các công ty lớn thường tìm cách đặt trụ sở chính để chịu ít thuế hơn, dù rằng hoạt động kinh doanh và đầu não quản trị đều nằm ở các địa điểm khác. Ngược lại, các thiên đường thuế kiếm được nhiều tiền từ những khoản phí các công ty đa quốc gia trả để đặt trụ sở, thuê dịch vụ pháp lý và kế toán. Một số quốc gia khác như Ireland, hiện đang áp thuế 12,5%, lại cố tình giảm thuế doanh nghiệp để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước. 

Ngược lại, có những quốc gia như Puerto Rico, Pháp, Brazil… lại áp thuế doanh nghiệp lên tới hơn 30%.

Ngoài ra, việc G7 đạt được một thỏa thuận lịch sử về thuế doanh nghiệp nhằm cải cách hệ thống thuế toàn cầu cũng giúp chính quyền Biden “vô hiệu hóa” mức thuế kỹ thuật số mà các nước châu Âu dự định áp đặt với các công ty công nghệ đa quốc gia lớn - chủ yếu có trụ sở tại Mỹ. Về lâu dài, các nhà phân tích nhận định thuế doanh nghiệp toàn cầu tối thiểu 15% sẽ có lợi cho các đại gia công nghệ Mỹ hơn là việc phải chịu thuế kỹ thuật số từ các quốc gia khác. 

2 thắng lợi bước ngoặt trên mặt trận kinh tế của ông Biden trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên - Ảnh 11.

Tổng thống Joe Biden hiện đang tham dự cuộc họp cấp cao của nhóm NATO trước khi bay tới Geneva vào ngày 16/6 để gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc trao đổi trực tiếp đầu tiên với người đồng cấp Nga kể từ khi ông Biden nhậm chức đến nay. 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem