Chuyên gia cảnh báo Mỹ có thể tham gia trực tiếp vào xung đột Ukraine

Lê Phương (RT) Thứ bảy, ngày 20/08/2022 09:41 AM (GMT+7)
Nhà khoa học chính trị người Mỹ John Mearsheimer tin rằng leo thang xung đột có thể dẫn đến mức độ hủy diệt quy mô còn lớn hơn cả Thế chiến II.
Bình luận 0
Chuyên gia cảnh báo Mỹ có thể tham gia trực tiếp vào xung đột Ukraine - Ảnh 1.

Xe tăng chiến đấu của Ukraine lái trên một con đường gần Bakhmut, vùng Donetsk, vào ngày 15 tháng 5 năm 2022. Ảnh: AFP

Ông John Mearsheimer đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc đối với phương Tây, khẳng định rủi ro nếu xung đột ở Ukraine leo thang, đồng thời lưu ý Mỹ có thể tham gia trực tiếp vào cuộc giao tranh.

Trong một bài viết trên tờ Foreign Affairs được xuất bản tuần này, học giả quan hệ quốc tế viết rằng cả Mỹ và Nga hiện đều "cam kết sâu sắc để giành chiến thắng trong cuộc chiến".

Mearsheimer lập luận rằng Mỹ có thể tham gia trực tiếp vào cuộc giao tranh, "nếu họ muốn giành chiến thắng hoặc ngăn chặn Ukraine thua cuộc".

Mặt khác, ông cảnh báo rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu "đối mặt với thất bại sắp xảy ra" - một tình huống có thể dễ dàng trở thành hiện thực nếu Mỹ bị lôi kéo trực tiếp vào cuộc giao tranh.

Do đó, nguy cơ của một sự leo thang thảm khốc như vậy là "rất đáng kể", nhà khoa học chính trị lưu ý.

Lập trường chính thức của Nga là vũ khí hạt nhân chỉ được sử dụng để tự vệ hoặc khi sự tồn tại của nhà nước bị đe dọa. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga, Ivan Nechaev, nhắc lại quan điểm đó trong tuần này, nói rằng Điện Kremlin sẽ triển khai vũ khí hạt nhân "để tự vệ và trong những trường hợp cực đoan".

Trong nhiều năm, Mearsheimer lập luận rằng sự mở rộng về phía đông của NATO sẽ kích động Nga vào một cuộc xung đột khiến Ukraine "điêu đứng". Những lời cảnh báo thường xuyên thậm chí còn đưa ông vào 'danh sách đen' của chính phủ Ukraine được công bố vào tháng 7/2022. Danh sách bao gồm tên của các chính trị gia, chuyên gia và trí thức mà Kiev cáo buộc tuyên truyền cho Nga.

Đối với Mỹ, nhà phân tích tin rằng cuộc xung đột ở Ukraine là cơ hội để "đánh bật Nga ra khỏi hàng ngũ các cường quốc".

Mearsheimer tuyên bố "tham vọng" của Nga cũng đã mở rộng kể từ khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự vào tháng 2/2022. Cho đến trước thềm chiến dịch, Tổng thống Vladimir Putin đã cam kết thực hiện thỏa thuận Minsk II, trong đó coi khu vực Donbass vẫn là một phần lãnh thổ của Ukraine. Giờ đây, nhà phân tích khẳng định, với việc Nga đã nắm quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ rộng lớn ở miền đông và miền nam Ukraine, Moscow khó có khả năng trả lại tất cả "hoặc thậm chí phần lớn".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem