Chuyên gia phương Tây: Trừng phạt chống lại Nga làm tổn thương chính châu Âu

Phương Đăng (theo CGTN/Guardian) Thứ năm, ngày 13/10/2022 19:06 PM (GMT+7)
Liên minh châu Âu (EU) đã theo chân Mỹ trừng phạt Nga nhiều lần kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bắt đầu, nhưng các lệnh trừng phạt này thực tế "lợi bất cập hại", nhiều chuyên gia phương Tây nhận định.
Bình luận 0
Chuyên gia phương Tây: Trừng phạt chống lại Nga làm tổn thương chính châu Âu - Ảnh 1.

Người dân châu Âu đang đối mặt với thiếu khí đốt để sưởi ấm, mất điện luân phiên vào mùa đông này vì cuộc chiến trường phạt của EU đối với Nga. Ảnh

Tổng biên tập tại BrusselsReport.eu, Pieter Cleppe mới đây nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu chống lại Nga đang làm tổn thương chính châu Âu. Theo ông Cleppe, trừng phạt Nga đã làm căng thẳng nguồn cung năng lượng của châu Âu, dẫn đến giá khí đốt cũng như điện và lạm phát tổng thể tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế châu Âu.

Vị Tổng biên tập BrusselsReport cho rằng, Nga là nhà cung cấp khí đốt rất đáng tin cậy cho châu Âu trong nhiều năm, nhưng vì áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Nga, châu Âu giờ đây đang lâm vào cảnh cạn kiệt khí đốt và đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn.

Trong khi đó, nhà báo kiêm tác giả nổi tiếng người Anh Simon Jenkins nhấn mạnh rằng, 6 triệu hộ gia đình ở Anh đang phải đối mặt với khả năng mất điện vào buổi sáng và buổi tối trong mùa đông này để duy trì các lệnh trừng phạt chống lại Nga. Người tiêu dùng trên khắp châu Âu cũng đối mặt với tình trạng tương tự.

Theo ông Jenkins, các biện pháp trừng phạt rõ ràng đã và đang làm tổn thương các quốc gia ở Tây và Trung Âu áp đặt chúng.

Phản ứng của Nga trước các lệnh trừng phạt là cắt giảm dòng khí đốt sang châu Âu, khiến giá khí đốt tăng vọt lên có lợi cho nước này. Tuy nhiên, Moscow cũng đã đề nghị nối lại việc cung cấp khí đốt nếu các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Theo ông Jenkins khi mùa đông đang đến gần, phương Tây không thể mù quáng trước hậu quả "thảm khốc" của cuộc chiến trừng phạt của họ.

Hàng triệu người dân vô tội trên khắp châu Âu đang phải vật lộn với giá lương thực và năng lượng tăng cao. Các tuyến đường cung cấp thường xuyên bị gián đoạn. Các liên kết thương mại sụp đổ. Nạn nhân chủ yếu là những người nghèo.

Theo ông Simon Jenkins, mục tiêu (của các lệnh trừng phạt) là buộc Nga rút lực lượng khỏi Ukraine - rõ ràng đã không đạt được. Nhưng tác hại của chúng đối với phần còn lại của châu Âu và thế giới bên ngoài đã rất rõ và không thể phủ nhận. Vì thế, EU nên rút lại các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga nếu họ không muốn tự làm hại mình và trở nên tàn nhẫn một cách vô nghĩa.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem